Phân tích insight khách hàng thẩm mỹ viện đầy đủ nhất
Nắm được insight khách hàng thẩm mỹ viện là bước đầu giúp spa, thẩm mỹ viện của bạn đến gần hơn với khách hàng, “chạm” được vào “nỗi đau” họ mắc phải. Một trong những mấu chốt để spa của bạn thu hút của khách hàng là vẽ được chân dung của khách hàng, cho họ thấy dịch vụ của bạn là những thứ họ cần. Do đó, phân tích insight khách hàng thẩm mỹ viện là bước vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của spa.
cÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
1. Vai trò của insight khách hàng đối với doanh nghiệp
Customer Insights hay insight khách hàng có thể hiểu một cách đơn giản, insight khách hàng chỉ là những quan sát (từ marketer, người nghiên cứu, phân tích dữ liệu), thấy được và nhận thấy có tiềm năng khai thác hoặc là một sự diễn giải (nguyên nhân) về hành vi, tâm lý của khách hàng.
Phân tích dữ liệu về hành vi của khách hàng và nghiên cứu insight khách hàng cho phép các công ty thực sự hiểu những gì người tiêu dùng của họ muốn và cần, và quan trọng nhất là tại sao họ cảm thấy như vậy.
Khi nghiên cứu customer insights được thực hiện đúng cách sẽ cải thiện và thay đổi nhiều điều như cách một công ty giao tiếp với khách hàng mục tiêu hoặc tiềm năng của mình, điều này có khả năng thay đổi hành vi của người tiêu dùng, và do đó làm tăng doanh thu.
Việc nắm bắt được hành vi khách hàng (điểm chạm – touchpoint, nỗi lo lắng – pain point,..) các thông điệp truyền thông cũng sẽ tiếp cận được đến khách hàng chính xác hơn.
2. Các bước phân tích insight khách hàng thẩm mỹ viện
– Bước 1: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Để có một cái nhìn bao quát chung về khách hàng mục tiêu, cần hiểu được những thông tin cơ bản của khách hàng. Những thông tin cơ bản về sở thích, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân…cho đến những thông tin sâu hơn về hành vi, thói quen mua hàng, sở thích… sẽ là tiền đề để tìm ra insight khách hàng sau này.
– Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng
Tìm kiếm những nhóm nhu cầu của khách hàng. Mọi thứ đều bắt nguồn từ nhu cầu. Nhu cầu lại phát sinh từ những động lực sâu bên trong diễn biến tâm lý phức tạp được điều khiển bởi lý trí hoặc cảm xúc của khách hàng.
Vì vậy việc lên danh sách các nhóm nhu cầu của khách hàng sẽ giúp các nhà làm marketing có thể tìm ra những insight khách hàng chính xác, phục vụ cho quá trình nghiên cứu và các hoạt động marketing của doanh nghiệp được hiệu quả.
– Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để tìm insight khách hàng
Đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những nguồn thông tin quý giá mà doanh nghiệp có thể tận dụng. Hãy xem kỹ những chiến lược truyền thông, quảng cáo của đối thủ, phân tích và tìm xem họ đang hướng vào nhóm nhu cầu, yếu tố tâm lý nào của khách hàng mục tiêu.
Đó là những thông tin rất giá trị để doanh nghiệp bạn có thể tham khảo trong việc tìm insight chính xác của khách hàng. Đừng bao giờ bỏ qua nguồn này vì có thể họ đã đi trước những cách tiếp cận sai, hoặc thông điệp của họ chưa đủ mạnh mẽ…Hơn tất thảy họ là đối thủ của bạn và điều đó có nghĩa là họ đang lấy khách hàng của bạn bằng cách nào đó?
– Bước 4: Khảo sát thực tế
Bởi vì insight là những gì ẩn giấu rất sâu dưới nhiều lớp vỏ bọc tâm lý và nhu cầu của khách hàng. Thậm chí đôi khi họ cũng không ý thức được mong muốn thật sự của họ là gì. Vì vậy các chiến dịch marketing nghiên cứu và khảo sát thực tế sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà làm marketing thu thập thông tin phục vụ cho việc xác định insight của khách hàng.
Việc tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp, nói chuyện và tương tác, bạn có thể hiểu được tâm lý, suy nghĩ thực sự của khách hàng là gì, động lực nào thúc đẩy họ…qua việc đặt những câu hỏi khôn ngoan, lắng nghe câu trả lời, quan sát thái độ, cử chỉ của họ, từ đó tổng hợp những thông tin giá trị cho quá trình nghiên cứu.
– Bước 5: Tổng hợp số liệu, thông tin
Từ các bước nghiên cứu ở trên, từ việc vẽ chân dung khách hàng, nghiên cứu các nhóm nhu cầu của khách, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cho đến khảo sát thực tế, các nhà làm marketing cần có quy trình chính xác để lưu lại các thông tin dữ liệu trên hệ thống, đảm bảo các số liệu này mang tính khách quan và chính xác, tổng hợp lại tất cả các số liệu đó.
– Bước 6: Phân tích số liệu
Sau khi đã tổng hợp được số liệu từ các nguồn nghiên cứu, bộ phận marketing cần có những giải pháp để phân tích số liệu và tổng hợp theo từng nhóm. Quá trình phân tích số liệu càng kỹ bao nhiêu, thì những kết quả đưa ra càng chính xác bấy nhiêu.
– Bước 7: Xác định insight khách hàng
Từ các kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu số liệu, nhà làm marketing sẽ có cơ sở chính xác để đưa ra insight của khách hàng. Nhưng một điều cần lưu ý là trước khi ứng dụng insight này vào bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, bạn cần kiểm chứng lại xem những gì mình đã nghiên cứu và phán đoán có chính xác hay không. Đừng vội vàng để mang insight đến toàn bộ các chiến dịch marketing của công ty. Vì làm gì cũng sẽ có những rủi ro nhất định.
3. Các công cụ tìm kiếm insight khách hàng trên digital
– Google Analytics
Đây là công cụ phân tích phổ biến nhất. Từ những kết quả khảo sát của Google, bạn có thể biết được chính xác có bao nhiêu khách hàng truy cập vào website của bạn hàng ngày, họ đến từ đâu, thời gian lưu lại trên trang của họ như thế nào, họ thực hiện những thao tác nào trên website, họ rời bỏ trang lúc nào, ở đâu… Từ những thông số này, các nhà làm marketing có thể tự điều chỉnh để thu hút lượng truy cập và tương tác, tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website.
– Google Trends
Nếu bạn đang đau đầu trong việc tìm kiếm những chủ đề mà khách hàng mục tiêu yêu thích thì đây là một công cụ tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng. Google Trends có thể chỉ ra cho bạn những chủ đề đang được người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất hiện nay, đây cũng là một cách hay để bạn có thể định hướng cho kế hoạch tìm insight khách hàng của mình được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
– Youtube Analytics
Có lẽ công cụ này không còn quá xa lạ với các youtuber chuyên nghiệp. Chỉ cần click chuột vào “Tab demographics”, bạn sẽ biết được chính xác thông tin về số lượng người xem video của mình, tuổi tác và vị trí của họ ở đâu. Hoặc họ thường rời khỏi video vào giai đoạn nào. Từ đó có những sự cải tiến nội dung video cho phù hợp với insight của khách hàng.
– Social Mention
Social mention là công cụ tuyệt vời cho các nhà truyền thông mạng xã hội. Bởi hệ thống thông tin của hơn 100 mạng xã hội được tích hợp theo dõi trên nền tảng này. Nhờ nó, các nhà làm marketing có thể có được những kết quả dữ liệu về các giải pháp ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu theo bốn khía cạnh: tình cảm người dùng, sức mạnh, niềm đam mê của khách hàng là gì và khả năng tiếp cận như thế nào?
– Thông tin trên Facebook
Đây là một nguồn tin khổng lồ cho các nhà làm marketing trong việc tìm kiếm insight khách hàng. Công cụ này sẽ báo cáo cho bạn số liệu chính xác về số lần thích, hành trình mua hàng trên facebook của bạn như thế nào, sự tương tác với các mạng xã hội ra sao, tìm kiếm thông tin như thế nào… Từ đó có những dự đoán chính xác về insight khách hàng, phục vụ cho các chương trình truyền thông và quảng cáo.
Hy vọng bài viết trên của ACT Group đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để phân tích insight khách hàng thẩm mỹ viện. Chúc các bạn thành công.