• Trang chủ / Nghiên Cứu Thị Trường / Báo cáo thị…
báo cáo thị trường thương mại điện tử việt nam

Báo cáo thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2020, cập nhật xu hướng 2021

Thị trường Thương mại Điện tử Việt Nam 2020 Việt Nam luôn được các nhãn hàng, bán lẻ, nhà đầu tư nhắm đến. Trong bài viết dưới đây, ACT Group báo cáo Báo cáo thị trường thương mại điện tử Việt Nam phân tích tình hình thị trường 2020 và đưa ra xu hướng mới nhất 2021. 

Tổng quan báo cáo thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2020

Thị trường Thương mại Điện tử ở nước ta có xu hướng tăng dần đều ở những năm 2015 đến nay, tuy nhiên để nói về sự bùng nổ thì phải nhắc đến năm 2019. Trong năm, ngành Thương mại Điện tử đã có sự tăng trưởng vượt bậc, thu về 2,7 tỷ USD trong riêng năm 2019 và đã có hơn 35,4 triệu người sử dụng.

Cũng trong năm 2019, lượng người sử dụng mạng tại Việt Nam là 59,2 triệu/tổng dân số cả nước, dự đoán trong năm 2021 con số này sẽ tăng trưởng lên thành 68 triệu người/tổng dân số.

Lượng người sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm cũng tăng khá rõ rệt, dự đoán cho đến năm 2021 sẽ tăng thêm 5 triệu người sử dụng, tăng từ 35 triệu lên 40 triệu người.

Với số liệu khá khả quan như vậy, đó cũng là một trong những điều kiện rất tốt để các nhà đầu tư bán lẻ, kinh doanh nhỏ chuyển hướng đầu tư vào mảng kinh doanh, mở shop trên các sàn Thương mại Điện tử.

Để kể đến các sàn Thương mại Điện tử thì phải điểm mặt qua 4 ông lớn tmd đang “nắm trùm” thị trường tại Việt Nam đó là Tiki, Lazada, Shopee và Sendo.

Cùng với tốc độ tăng trưởng cao của TMĐT, thời gian gần đây thị trường đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics, chuyển phát nhanh. Và với các số liệu dưới đây, trong 05 yếu tố chính làm khách hàng hài lòng khi trải nghiệm mua sắm trực tuyến thì “Dịch vụ giao hàng nhanh, tiện lợi” là yếu tố lớn nhất (46%). Và đối với yếu tố này, Tiki đã vượt xa các đối thủ khác khi chiếm tỉ lệ cao nhất (80%): dịch vụ TikiNow được nhắc đến và nhận được nhiều lời khen từ khách hàng. Ngược lại hoàn toàn là Sendo, việc sử dụng các đối tác vận chuyển bên ngoài trong khâu giao hàng đã để lại rất nhiều phàn nàn dẫn tới Sendo không kiểm soát được chất lượng dịch vụ. Mặc dù không đủ sức cạnh tranh trong yếu tố “Dịch vụ giao hàng nhanh, tiện lợi”, nhưng Shopee lại vươn đầu trong yếu tố ảnh hưởng thứ hai và ba – “Đa dạng hàng hóa” và “Giá hàng ổn định, phù hợp, rẻ”.

Hai lý do chính yếu làm khách hàng không hài lòng khi mua sắm trực tuyến là “Shop lừa đảo giao hàng sai, chất lượng tệ, hàng giả” (46%) và “Dịch vụ giao hàng chậm, không chuyên nghiệp” (27%). Trong đó, Lazada là sàn khiến khách hàng không hài lòng nhiều nhất với yếu tố Shop lừa đảo chiếm tới 61.29%. Có một điểm đáng lưu ý là sàn Tiki bị phàn nàn nhiều nhất vì lí do “Giao hàng chậm” (32.6%), mặc dù khi so với các đối thủ khác về mức độ hài lòng thì Tiki lại có lợi thế trong yếu tố “Dịch vụ giao hàng nhanh, tiện lợi”. Điều đó nói lên rằng, dù chiếm ưu thế như thế nào trên thị trường thì các sàn vẫn gặp nhiều trở ngại về vấn đề giao hàng.

báo cáo thị trường thương mại điện tử việt nam
báo cáo thị trường thương mại điện tử việt nam

2. Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam 3 tháng đầu năm 2021

Năm 2020, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đang có mức tăng trưởng  18% với quy mô đạt 11,8 tỷ USD. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm vừa qua của ngành do tác động từ đại dịch COVID-19, khiến cho mức chi tiêu của người dùng cũng bị sụt giảm. Tuy nhiên, thương mại điện tử trên nền tảng di động đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chiếm gần một nửa toàn bộ doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam.

Dự kiến năm 2021 doanh thu thương mại điện tử trên di động sẽ đạt 7 tỷ USD và đến năm 2023 có khả năng sẽ chạm tới mức 10,2 tỷ USD. Cũng theo báo cáo, nhóm khách hàng thế hệ Millennials và gen X đang là nhóm khách hàng thúc đẩy mua sắm trực tuyến nhiều nhất, chiếm khoảng 82-85% số người tham gia khảo sát, trong khi đó thế hệ Z chỉ chiếm 70,6%.

Điều này có thể lý giải bởi việc thế hệ Z mặc dù là những người đi đầu và dễ dàng cập nhật xu hướng mua sắm online nhưng hiện nay nhóm khách hàng trung niên cũng đã quá quen với hình thức này và việc họ sở hữu tài chính ổn định khiến đây chính là nhóm khách hàng thúc đẩy mua sắm trực tuyến cần được lưu tâm.

Shopee tiếp tục dẫn đầu là nền tảng thương mại điện tử có lượt truy cập cao nhất trên nền tảng website, là sàn TMĐT duy nhất giữ được sự tăng trưởng lượt truy cập xuyên suốt trong năm 2020. Ngoài Shopee, Lazada cũng có được sự tăng trưởng nhẹ so với đầu năm 2020 với khoảng 20,8 triệu lượt truy cập trong quý IV. Hai sàn thương mại điện tử nội địa là Tiki và Sendo đều chứng kiến sự suy giảm trong lượt truy cập.

3. Xu hướng thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2021

– Thanh toán kỹ thuật số phát triển

Thanh toán kỹ thuật số là phương thức giao dịch đang được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử. Theo ghi nhận của Shopee, tổng số đơn đặt hàng được thanh toán qua ví điện tử Airpay trên toàn khu vực đã tăng trưởng gấp 4 lần. Đáng chú ý, nhóm tăng trưởng mạnh nhất ở hầu hết thị trường là người dùng trên 50 tuổi.

Theo các chuyên gia, việc ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với thương mại điện tử cũng sẽ thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt khi mua sắm tại các cửa hàng. Các điểm kinh doanh offline cũng nhận thức được xu hướng này và ngày càng thân thiện hơn với các giải pháp thanh toán kỹ thuật số.

– Dịch vụ hậu cần ngày càng quan trọng

Dịch vụ hậu cần ngày một trở nên quan trọng hơn khi người tiêu dùng mong đợi nhiều về chất lượng giao hàng. Nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu hàng ngày và các thiết bị gia dụng có sự gia tăng đáng kể là một minh chứng. Tại Việt Nam, các mặt hàng liên quan đến thực phẩm, sức khỏe và gia đình được vận chuyển từ kho hàng của Shopee đã tăng 2 lần.

Do vậy, các doanh nghiệp và nhà bán hàng cần sử dụng hiệu quả công nghệ để đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng với chi phí tiết kiệm. Để hỗ trợ các nhà bán hàng và làm hài lòng hơn người tiêu dùng, các sàn lớn đã và đang tập trung đầu tư mạnh cho logistics.

– Đổi mới trong chiến lược bán lẻ

Đại dịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp, từ những thương hiệu cao cấp cho đến các doanh nghiệp nhỏ, nhanh chóng thực hiện chiến lược kỹ thuật số để tiếp cận người dùng trong bối cảnh giãn cách xã hội.

Khi bán hàng trực tuyến trở thành một kênh có doanh thu lớn hơn cho các thương hiệu và nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử cần phải thích ứng và phối hợp với họ để hiện thực hóa các chiến lược bán lẻ sáng tạo nhằm thu hút khách hàng.

CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM: 

Tuy thị trường Thương mại Điện tử còn khá trẻ đối với Việt Nam, nhưng tiềm lực phát triển của thị trường này không hề nhỏ. Nhờ có sự giúp đỡ, chỉ đạo của các bộ ngành liên quan và các doanh nghiệp nên cũng đã phần nào khắc phục được yếu điểm trước mắt. Với số liệu ở báo cáo thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2020, hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích.