Những điều kiện kinh doanh thẩm mỹ viện bạn cần phải nắm rõ
Khác với các đơn vị spa làm đẹp thông thường, việc thành lập và hoạt động một thẩm mỹ viện đòi hỏi nhiều điều kiện và thủ tục pháp lý phức tạp hơn. Trong bài viết này, ACT Group sẽ giúp những “tân binh” trong ngành thẩm mỹ viện có được những thông tin cụ thể về điều kiện kinh doanh thẩm mỹ viện cũng như một vài vấn đề có liên quan nhé!
cÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM KIẾM
Contents
Điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh hoạt động dịch vụ thẩm mỹ
Luật doanh nghiệp quy định về về điều kiện kinh doanh thẩm mỹ viện bắt buộc cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Đối với đơn vị thẩm mỹ viện yêu cầu giám đốc kinh doanh hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh cần có chứng chỉ ngành nghề. Bên cạnh đó, để thực hiện các hoạt động chuyên môn của đơn vị thẩm mỹ viện thì cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
Về cơ sở vật chất
Điều kiện kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ yêu cầu đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất:
- Địa điểm cố định
- Địa điểm đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh
Về thiết bị
Đơn vị thẩm mỹ viện cần đảm bảo đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở và phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các yếu tố như điện, nước hay các điều kiện khác để phục vụ hay chăm sóc người bệnh cần phải đảm bảo.
Về nhân sự
Tại các thẩm mỹ viện làm đẹp, nhân sự chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động thêu, xăm, phun trên da không được sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Những nhân sự này cần phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về thêu, xăm, phun trên da do các cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật như phẫu thuật tạo hình phải là bác sĩ chuyên khoa, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó. Ngoài ra, các đối tượng khác làm việc trong thẩm mỹ viện cần phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
Bên cạnh việc nắm được thủ tục đăng ký kinh doanh thẩm mỹ viện, chủ các đơn vị doanh nghiệp cần lưu ý về trách nhiệm của cơ sở bao gồm:
- Lưu ý về việc quản lý khách hàng: Chủ doanh nghiệp thẩm mỹ viện cần kiểm tra và lưu trữ bản sao giấy tờ tùy thân của khách (gồm giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với khách hàng từ đủ 14 tuổi trở lên; giấy khai sinh với trẻ em chưa đủ 14 tuổi).
- Lưu ý về việc thực hiện phẫu thuật cho khách hàng từ đủ 14 tuổi trở lên: Cần chụp ảnh chân dung của khách trước và sau khi hoàn thành việc phẫu thuật (kích thước 4x6cm) và lưu trữ trong hồ sơ khách hàng.
- Lưu ý về việc báo cáo kinh doanh: Hàng tháng, cơ sở thẩm mỹ viện cần phải có báo cáo, kèm bản sao giấy tờ tùy thân, ảnh của khách hàng theo đúng quy định để gửi cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
Như vậy, trong bài viết trên, ACT Group đã chia sẻ cùng các chủ doanh nghiệp đang chuẩn bị thành lập cơ sở thẩm mỹ viện các thông tin về điều kiện kinh doanh và thủ tục pháp lý có liên quan. Hy vọng rằng, các thông tin trên hữu ích dành cho bạn!
NHỮNG THÔNG TIN BẠN CẦN NẮM RÕ:
Đừng quên, đón đọc các chuyên mục kiến thức hữu ích về các vấn đề marketing, kinh doanh hiệu quả cùng đơn vị thẩm mỹ, làm đẹp từ ACT Group nhé!