• Trang chủ / Tin Tức Tổng Hợp / Marketing trực tiếp…

Marketing trực tiếp – phương thức marketing đầy quyền lực thời đại 4.0

Thời đại của công nghệ 4.0 và phương thức marketing trực tiếp vẫn xứng đáng “quyền lực” của nó. Tuy đây là một hình thức không quá mới mẻ nhưng ở thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thường bỏ lỡ phương thức này hoặc sử dụng nhưng lại chưa mang lại hiệu quả. Hãy cùng ACT Group tìm hiểu thông tin chi tiết cũng như những tips giúp tận dụng tối đa phương thức marketing này cho mục đích kinh doanh nhé! 

Thế nào là marketing trực tiếp? 

Hiểu một cách đơn giản, marketing trực tiếp là hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu hút và đo lường tương tác của khách hàng một cách trực tiếp. Marketing trực tiếp được thực hiện nhằm mục đích phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Thông thường, marketing trực tiếp sẽ được chia thành 2 nhóm công cụ gồm: 

  • Nhóm truyền thống: Thư trực tiếp, bản tin, phiếu giảm giá, tiếp thị tại nhà, tiếp thị từ xa,.. 
  • Nhóm hiện đại: Email Marketing, SMS Marketing, Social media. 

Marketing trực tiếp có những đặc điểm nào? 

Dưới đây là một vài đặc điểm nổi bật của phương thức marketing trực tiếp: 

  • Doanh nghiệp có thể tiếp thị và giao dịch với khách hàng một cách trực tiếp (không cần qua trung gian).
  • Doanh nghiệp thu thập thông tin của khách hàng (Email, SĐT,…) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến dịch marketing khác trong tương lai. 
  • Doanh nghiệp nhận biết thái độ, phản hồi, cảm nhận của khách hàng dễ dàng và chính xác hơn do các hoạt động marketing trực tiếp thường đơn giản hóa tương tác của người sử dụng. 

Các bước xây dựng chiến dịch Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp xuất hiện ở khắp mọi nơi và chắc chắn không thể thiếu trong các chiến lược marketing. Vậy, làm thế nào để xây dựng được một chiến dịch marketing? Cùng tham khảo quy trình gồm các bước sau đây!

Bước 1: Xác định mục tiêu

Một chiến dịch marketing sẽ có các mục tiêu khác nhau. Và ở mỗi một mục tiêu thì bước xác định mục tiêu sẽ có các lưu ý riêng. Cụ thể: 

Mục tiêu nghiên cứu thị trường

Marketing trực tiếp cung cấp được những thông tin về đặc điểm và xu hướng của thị trường thông qua những khảo sát từ khách hàng. Những dữ kiện này sẽ là căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp nắm bắt thị trường, định vị khách hàng mục tiêu và xây dựng kế hoạch marketing đầy đủ. 

Mục tiêu xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Mục tiêu duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng là một vấn đề cực kỳ quan trọng, giúp gia tăng doanh thu, lợi  nhuận cho doanh nghiệp. Việc thực hiện giải pháp marketing trực tiếp với mục tiêu xây dựng mối quan hệ với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng được thiện cảm, sự hài lòng của khách hàng, kích thích họ quay lại và dần dần trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. 

Mục tiêu bán hàng

Đa số các chiến dịch marketing đều đặt mục tiêu “bán được hàng”. Với nội dung giới thiệu, mô tả sản phẩm hay lời đề nghị bán hấp dẫn được cung cấp trực tiếp tới các khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động bán hàng thông qua phương pháp Marketing này. Nếu quan hệ thương mại đã được tồn tại từ trước, quá trình Marketing trực tiếp sẽ càng dễ dàng hơn trong việc thúc đẩy họ tiếp tục mua với các ưu đãi hấp dẫn.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ seo từ khóa trọn gói của ACT Group giúp website của bạn tăng luư lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi. Hơn thế, dịch vụ nào còn giúp tăng thứ hạng từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ bạn lên top cao trên Google

Bước 2: Xây dựng data

Sau khi đã xác định được mục tiêu, chúng ta hãy tiếp tục thực hiện bước “xây dựng data”. Làm thế nào để có “data chất lượng”? 

Cách đơn giản nhất là bạn hãy tự xây hệ thống data thông qua quá trình bán hàng, quảng cáo trên các kênh online và offline. Data chất lượng phải có đầy đủ thông tin tên khách hàng, số điện thoại, email… Về cơ bản, data càng chi tiết thì cơ hội doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng càng cao. 

Một số cách để thu thập data mà doanh nghiệp có thể tham khảo gồm: 

  • Thu thập data qua lịch sử bán hàng
  • Thu thập data qua thực hiện khảo sát
  • Thu thập data bằng cách tổ chức các cuộc thi, chương trình khuyến mãi

Bước 3: Chọn công cụ thực hiện marketing trực tiếp

Có rất nhiều công cụ giúp thực hiện các chương trình marketing trực tiếp. Mỗi công cụ sẽ có ưu – nhược điểm khác nhau. Và để phù hợp với mục tiêu của chiến dịch, bạn cần lựa chọn công cụ giúp phát huy điểm sáng nổi bật của nó.  

Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng email là công cụ marketing trong trường hợp muốn quảng bá, giới thiệu sản phẩm hoặc gửi lời cảm ơn, tri ân, chúc mừng tới quý khách hàng của mình. Ngoài ra, email có ưu điểm là thực hiện nhanh chóng, dễ dàng đo đếm hiệu quả và có mức chi phí phải chăng. 

Bài viết có liên quan:

Marketing trực tiếp sẽ là công cụ đem đến nhiều tín hiệu tích cực nếu doanh nghiệp biết cách tận dụng. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể giữ chân người mua và làm tăng doanh thu cũng như giá trị thương hiệu của mình. Hy vọng những thông tin trên đã đem đến nhiều điều bổ ích dành cho bạn đọc!