Marketing thời điểm cuối năm – thời điểm vàng đột phá doanh số
Dịch bệnh hoành hành hơn 2 năm tại Việt Nam cũng là lúc nhiều doanh nghiệp lao đao vì không có khách hàng, doanh thu tụt giảm… Thế nhưng, việc các doanh nghiệp phải đóng cửa để cách ly đã tạo xu thế cho sự phát triển của dịch vụ số, ứng dụng online, chợ online…. Đặc biệt, bên cạnh đó, các chiến dịch marketing xuất hiện vô cùng sáng tạo, thấu hiểu, nhân văn tiếp cận với khách hàng, chốt đơn và gia tăng doanh thu bất chấp khó khăn chung.
Contents
Truyền thông – Marketing vẫn cực sôi động trong thời điểm giãn cách Covid – 19
Ở thời điểm giãn cách Covid 19, đa phần các doanh nghiệp đều cắt giảm chi phí cho khâu marketing. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn tạm dừng mọi hoạt động marketing để đảm bảo chi phí cần phải chi trả cho việc vận hành nội bộ.
Tuy nhiên, bản chất của marketing luôn cần xuyên suốt và liên tục trong mọi thời điểm của xã hội. Vì thế, đã và đang có rất nhiều đơn vị luôn có ý thức và nắm bắt được tầm quan trọng của truyền thông – marketing. Ví dụ điển hình phải kể đến Pharmacity và Coca cola.
Trong suốt mùa dịch của năm 2020, hệ thống cửa hàng Pharmacity với chiến dịch bán khẩu trang với mức giá bình ổn hay Coca-Cola công bố sẽ dừng các chiến dịch quảng cáo để đóng góp 7 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch…, đến những sáng tạo lối sống mới trong dịch của các nhãn hàng đa quốc gia, đã góp phần truyền cảm hứng tích cực cho người tiêu dùng.
Với các doanh nghiệp SME, việc loại bỏ hoàn toàn công tác marketing chỉ là giải pháp tạm thời. Đặc biệt ở thời điểm cuối năm – thời điểm vàng để chạy đua doanh số, gia tăng doanh thu thì việc hạn chế các công việc của marketing sẽ cực kì bất lợi.
- Cách mà đa phần các doanh nghiệp SME lựa chọn sẽ là chuyển đổi. Chuyển đối để phù hợp với xu thế hiện tại. Và cũng vừa là để phát huy được sức mạnh nội tại bên trong, vừa là lá chắn bảo vệ lợi hại khi gặp các biến động lớn từ môi trường – điển hình là sự kiện giãn cách toàn xã hội do dịch bệnh như ở thời điểm vừa qua.
Tìm hiểu ngay: Nhiều doanh nghiệp mới chưa được nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Vì vậy nên nhiều doanh nghiệp cần có một chiến lược phát triển thương hiệu cụ thể và chi tiết, để quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến lượng khách hàng tiềm năng.
Doanh nghiệp SME cần ứng biến thế nào sau mùa Covid – 19?
Đối với các doanh nghiệp SME, mục tiêu gia tăng doanh số và đẩy hình ảnh thương hiệu luôn cần phải thực hiện song song. Ở thời điểm cuối năm, mục tiêu kép này cần liên tục được thay đổi, theo dõi và tối ưu để đem đến “một cái Tết ấm no” và một bàn đạp cho mục tiêu năm tiếp theo.
Tuy nhiên, thực tế chỉ ra tằng, doanh nghiệp nào cũng đang chăm chăm đi làm marketing. Thậm chí, có quá nhiều chiến dịch, quá nhiều chương trình diễn ra cực sôi nổi – điều này gây ra tình trạng “bội thực”. Ví dụ điển hình, là chỉ cần 1 vòng lượn các con phố, sẽ thấy vô vàn các chương trình giảm giá shock, chăm sóc khách hàng cũ, trang trí showroom rầm rộ,… diễn ra nhiều như nấm mọc sau mưa. Điều này dẫn đến một tâm lý chung của khách hàng – đó là hời hợt. Khách hàng giờ đã không còn quá mặn mà với các chương trình sale như vậy nữa rồi.
Vậy phải làm thế nào để “ứng biến” với tình hình khó khăn của dịch bênh, lại vừa thu hút sự chú ý của khách hàng? Dưới dây là một vài gợi ý giúp xây dựng và triển khai chiến dịch MKT vào thời điểm vàng còn lại của năm 2021.
2.1. Vẽ lại hành trình người tiêu dùng để xác định nhu cầu mới
Theo đại diện Kantar Worldpanel, dịch COVID-19 đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng, dẫn đến các điểm chạm mà doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách hàng cũng không giống như trước.
“Mỗi nhóm tiêu dùng đều có hành vi mua hàng khác nhau. Ví dụ, người trẻ thiên về cảm xúc và bị chi phối bởi các giá trị cộng thêm đến từ lối sống, xúc cảm chứ không chỉ là tác dụng, chức năng đơn thuần của một sản phẩm, dịch vụ”.
Bởi vậy, cần phải XÁC ĐỊNH LẠI tệp khách hàng chi tiết và cụ thể cho doanh nghiệp doanh nghiệp:
- Bức tranh khách hàng chi tiết như thế nào?
- Lựa chọn kênh nào phù hợp với từng tệp khách hàng?
- Chiến lược giá nào tốt nhất để tiếp cận khách hàng?
- ….
Chưa hết, doanh nghiệp cần khai thác triệt để USP sản phẩm/dịch vụ của mình để có thể nhắm phát trúng đích luôn. Cũng đừng quên mà xem nhẹ đối thủ của mình – hãy dè chừng và ngó nghiêng xem họ làm gì để có thêm góc nhìn mới.
2.2. Điều chỉnh kế hoạch MKT lấy người dùng làm trọng tâm
Đại dịch đã làm thay đổi toàn cảnh thị trường, đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số, và xóa bỏ quy trình làm việc cũ. Và cũng đã đến lúc các nhà marketing cần phải thích nghi, biến đổi và xoay chuyển chiến lược marketing và thông điệp quảng cáo, marketing dựa trên thông tin thu thập được từ người tiêu dùng. Đây chính là “key” giúp đánh nhanh – thắng nhanh vào thời điểm gấp rút cuối năm.
2.3. Đừng bỏ qua sự trợ giúp của công cụ online
Sự trợ giúp của công cụ đem đến sự tiện dụng và chính xác. Các nhà marketing khó có thể tự mình tổng hợp, sắp xếp và phân tích loại dữ liệu từ người tiêu dùng thông qua các kênh MKT. Và một nhà marketing hiện đại, nếu có sự hỗ trợ của công nghệ vận hành bằng dữ liệu, có khả năng tận dụng thông tin và đưa đến những thông điệp nhân văn, thì hoàn toàn đủ sức để đẩy mạnh hiệu quả chiến dịch, và tối ưu hóa tự động hóa theo thời gian thực, để bắt kịp sự thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần cân đối về mức độ đầu tư cho các công cụ này. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa đem đến hiệu quả nhất định cho từng chiến dịch marketing.
Lấy ví dụ: ACT group đã từng triển khai kế hoạch MKT cho dự án máy bơm công nghiệp. Và sau khi vẽ ra được 1 phân khúc khách hàng rất tiềm năng – đó là bộ phận hành chính, kế toán. Bởi bộ phận này sẽ nhận đề xuất mua thiết bị máy móc từ phòng mua hàng, nên họ rất quan tâm đến giá cả, cam kết chất lượng và ưu đãi chiết khấu. Vì thế, ACT đã xây dựng chương trình gửi email MKT liên quan đến giảm giá cực sâu đến tập khách hàng này. Kết quả gửi 100 email 1 tháng đã nhận lại phản hồi của 20 email yêu cầu gửi bảng giá chi tiết. Và dĩ nhiên, chiến dịch này đã sử dụng công cụ gửi email hàng loạt và có đánh giá từng chỉ số như: Số email đã gửi thành công, số email đã mở mail, số email tương tác với link mua hàng gắn trong mail,…
Các doanh nghiệp hoàn toàn có cơ sở dữ liệu để đo đếm và hiểu được người dùng đang gặp vấn đề gì, và đưa ra được giải pháp cho vấn đề đó. Và như vậy, chúng ta sẽ một lúc đạt được hai mục tiêu: Thúc đẩy doanh thu và phát triển thương hiệu.
2.4. Đánh giá, điều chỉnh, tối ưu – tuyệt đối không thể bỏ qua
Vạch ra được chiến dịch MKT là khó, thực thi được chúng cũng khó và đánh giá, điều chỉnh, tối ưu chúng lại càng khó!
Những phản ứng từ khách hàng, từ thị trường sẽ là căn cứ cực kỳ quan trọng giúp điều chỉnh và tối ưu kết quả của các chiến dịch sau này. Bởi vậy, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật chỉ số, điều chính mọi phương án để hiểu sâu và rõ hơn về khách hàng và thị trường.
Chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm 2021, không có thời điểm nào phù hợp cho việc cần triển khai các chương trình MKT cuối năm tốt hơn lúc này. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp SME cần thật nhanh chóng để chớp lấy thời cơ giúp gia tăng doanh số, lan tỏa giá trị thương hiệu!
Những bài viết có liên quan