Báo cáo thị trường may mặc Việt Nam quý I/2021
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, dự báo sức mua thị trường dệt may nội địa năm 2021 sẽ dậm chân tại chỗ và các doanh nghiệp dệt may sẽ tiếp tục thay đổi chiến lược sản xuất, thay vì tập trung vào mặt hàng sơ mi, veston cao cấp thì chuyển sang sản phẩm trung bình và trung bình thấp. Dưới đây là báo cáo chi tiết thị trường may mặc Việt Nam quý I/2021 mà ACT Group tổng hợp. Mời quý đọc giả tham khảo.
1. Báo cáo tổng quan thị trường may mặc Việt Nam năm 2020
Trong năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19, ngành Dệt may Việt Nam gặp nhiều nhiều khó khăn và thách thức: (i) Đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu (ii) Đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng khi lệch giãn cách xã hội và thói quen tiêu dùng thay đổi. Mặc dù dịch bệnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài), tuy nhiên không quá nhiều doanh nghiệp niêm yết được hưởng lợi từ điều này (trừ TCM là doanh nghiệp hiếm hoi tự chủ được nguồn vải cũng như có đơn hàng khẩu trang 15 triệu USD trong Quý 2).
Kết thúc năm 2020, toàn ngành Dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu là 35 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019. Trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn, các doanh nghiệp Dệt may niêm yết cũng ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm: 12 doanh nghiệp ghi nhận tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 45,998 tỷ.
2. Dự báo thị trường may mặc Việt Nam 2021
Sang năm 2021, với một mức nền thấp của năm 2020, BSC kỳ vọng ngành Dệt may phục hồi nhờ: Chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại, Một số sự kiện kỳ vọng thúc đẩy việc dịch chuyển đơn hàng Dệt may sang Việt Nam, Một số doanh nghiệp Dệt may triển khai Bất động sản dựa trên lợi thế quỹ đất hiện hữu.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành Dệt may Việt Nam được kỳ vọng quay lại mức kim ngạch xuất khẩu năm 2019 (trước dịch Covid – 19) là 39 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 11.4% so với cùng kỳ. Tính đến giữa tháng 3 năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 7 tỷ USD, tăng trưởng 1% so với cùng kỳ (kim ngạch 2T.2021 giảm 1% do cùng kỳ chưa chịu ảnh hưởng của Covid – 19). Riêng nửa đầu tháng 3 tăng trưởng 11% so với năm ngoái, khi dịch bệnh Covid – 19 bắt đầu ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu.
Tính đến hiện tại, một số doanh nghiệp Dệt may cho biết các nhà máy dệt may đã kín đơn hàng đến tháng 8 năm 2021. Tình hình này cải thiện rõ rệt so với cùng thời điểm năm ngoái khi khách hàng ngưng đặt đơn hàng mới và đơn hàng cũ bị hủy/trì hoãn giao. Trong năm 2021, với kỳ vọng cuộc sống trở lại bình thường (do các quốc gia đã có kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh và việc tiêm vắc – xin đang được triển khai nhanh chóng), nhu cầu mua sắm của người dân sau một năm bị kìm nén sẽ tăng trưởng trở lại. Điều này giúp các hãng thời trang lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh, từ đó tác động tích cực đến các đơn hàng may truyền thống tại các nhà máy may tại Việt Nam.
Ngoài ra, trong năm 2021, BSC cho rằng các doanh nghiệp dệt may không gặp phải vấn đề nguồn nguyên liệu bị đứt gãy. Do 63% giá trị nguyên vật liệu dệt may được nhập khẩu từ Trung Quốc nên khi dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn đáp ứng đơn hàng. Năm 2021, thương mại giữa hai quốc gia đã được cải thiện nhờ việc kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, đảm bảo nguồn nguyên phụ liệu được cung ứng liên tục, kịp thời.
3. Báo cáo thị trường may mặc Việt Nam quý I/2021
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đạt 9,7 tỉ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, do sự phục hồi mạnh mẽ tại Mỹ, thị trường xuất khẩu chính.
Chỉ tính riêng trong tháng 4-2021, theo SSI, tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ đạt 84% so với cùng kỳ, trong khi EU tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái, sự phục hồi mạnh mẽ này sẽ duy trì đến quý III năm nay.
Nếu tính ở thị trường Mỹ, Việt Nam tiếp tục giành được thị phần từ Trung Quốc, khi thị phần của Trung Quốc giảm từ 28,5% trong tháng 12-2020 còn 23,6% trong tháng 3-2021; thị phần của Việt Nam tăng từ 12,7% lên 15,6% so với cùng kỳ…
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) dự báo giá trị xuất khẩu năm 2021 có thể phục hồi về mức năm 2019, đạt 39 tỷ USD, tương đương với mức tăng trưởng 10.6% so với cùng kỳ, cao hơn so với CAGR giai đoạn 2015-2019 là 9.9%. Bộ Công Thương cũng nhận định, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới, các thương hiệu cao cấp sẽ hưởng lợi nhiều.
Đáng chú ý, năm 2021 nhiều đặc điểm mới của chuỗi cung ứng sẽ được thiết lập như xu thế giảm giá chi phối toàn thị trường; hàng hóa dệt may đơn giản thay thế hàng thời trang, dẫn tới nhiều năng lực sản xuất dư thừa nhưng năng lực mới lại thiếu hụt; mô hình kinh doanh online, giảm trung gian, đòi hỏi quản trị và giao tiếp số với toàn bộ các thành phần của chuỗi cung ứng…
Mặc dù chưa công bố các kế hoạch kinh doanh chi tiết trong năm 2021 tuy nhiên để vực dậy ngành, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch đầu tư dự án mới trong năm 2021. Trong đó để nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng với tình hình mới, Vinatex sẽ tập trung bổ sung, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, kết nối chuỗi trong các doanh nghiệp thành viên, tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn tập đoàn chi phối, số hóa việc quản trị, sao cho chất lượng quản trị được nâng cao, phát triển hài hòa các mảng sợi, vải, may.
Bài viết liên quan:
- Báo cáo thương mại điện tử ngành thời trang năm 2020
- Nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam 2020
Trên đây là báo cáo thị trường may mặc Việt Nam 2020. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.