Nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam 2020
Các sản phẩm thực phẩm chức năng đang trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống. Thị trường thực phẩm chức năng 2020 tại Việt Nam những năm qua cũng có nhiều biến chuyển đáng chú ý. Trong bài viết dưới đây, ACT đưa ra những nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam năm 2020 và xu hướng cho năm 2021 này, mời quý đọc giả theo dõi.
Tình hình thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam 2020
Nhận định về thị trường TPCN năm 2020 tại Việt Nam, các nghiên cứu thị trường đã tổng kết rằng, hiện nay nước ta có 3.600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN, 57% số sản phẩm sản xuất trong nước và khoảng 90% nhà thuốc đang bán TPCN. Dù sở hữu khá nhiều lợi thế so với các quốc gia khác trong khu vực và trên Thế Giới, song thị trường TPCN tại Việt Nam chưa có nhiều khởi sắc. Tình trạng nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm TPCN từ nước ngoài vẫn chiếm tỉ lệ khá lớn, trong khi các tài nguyên để phát triển lĩnh vực sản xuất TPCN tại Việt Nam vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Người tiêu dùng còn có khá nhiều “định kiến” với sản phẩm TPCN, chưa nhận định được vai trò cũng như vị trí quan trọng của TPCN đối với sức khỏe con người. Việc nhận diện TPCN, thuốc và các thực phẩm thông thường vẫn chưa thực sự rõ ràng, khiến người tiêu dùng vẫn còn hoài nghi và nhầm lẫn vai trò cũng như công dụng của các sản phẩm này. Thực trạng này một mặt xuất phát từ việc thiếu kiến thức chuyên môn của người tiêu dùng, mặt khác là do nhiều công ty, doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng, miêu tả công dụng của TPCN một cách bừa bãi.
Minh chứng cho điều này, có thể nhắc đến một ví dụ điển hình: Trên nhiều trang web quảng cáo, chúng ta thường nghe nhắc đến sản phẩm TPCN tăng chiều cao với nhiều công dụng “phi thực tế” như: Tăng 5cm chỉ sau 1 liệu trình, tăng chiều cao cho người sau 30 tuổi… trong khi điều này lại đi ngược lại với quy luật phát triển thể chất tự nhiên của con người, khiến nhiều khách hàng, người tiêu dùng mất niềm tin vào TPCN, thậm chí phủ nhận và chối bỏ những công dụng của nhóm sản phẩm này.
Bên cạnh đó, theo nhận định của các công ty, doanh nghiệp sản xuất và phân phối TPCN, những quy định thể chế về hạng mục sản phẩm này còn khá bất hợp lý, phụ thuộc vào cơ chế quản lý của sản phẩm thuốc, thiếu tính nhất quán giữa các cơ quan quản lý về các quy định: Thời gian nghiên cứu và đăng ký sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm TPCN, mức giá hay phương thức phân phối sản phẩm tại các kênh bán hàng, đại lý, cơ sở khám chữa bệnh… khiến cho không ít các doanh nghiệp gặp nhiều rào cản, khó khăn trong việc đề xuất các chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài, thị trường mất cân đối, doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, người tiêu dùng mất quyền lợi trong khi sản phẩm TPCN lại đánh mất thị trường.
Bỏ qua sản phẩm TPCN và vai trò của TPCN, người Việt có nguy cơ phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật, dịch bệnh mãn tính khá cao. Trong khi đó, các dịch bệnh mãn tính không thể ngăn ngừa một cách tối đa chỉ nhờ vắc – xin được sản xuất chủ yếu bằng hóa chất, mà còn cần sự hỗ trợ, bổ sung vitamin và khoáng chất thường xuyên nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh tật.
Tiềm năng phát triển thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam
Ông Nguyễn Thanh Phong của Bộ Y tế cho biết, thực phẩm chức năng đã xuất hiện và bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam từ những năm 2000. Khi đó, hầu hết các sản phẩm lưu thông trên thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam đều được nhập khẩu từ các nước khác.
Đến nay, hơn 70% số thực phẩm chức năng được tiêu thụ ở thị trường nước ta là hàng sản xuất trong nước. Còn hơn 20% còn lại là hàng nhập khẩu từ các thị trường nổi tiếng như Mỹ, Đức, Canada, Hàn, Nhật….
Đặc biệt, Bộ Y tế cho hay việc sản xuất TPCN trong nước đang có nhiều biến chuyển tích cực. Một lượng lớn các sản phẩm đa dạng với chức năng khác nhau đã được xuất khẩu ra thị trường Quốc tế.
Cũng những thống kê trên cho thấy, những năm 2000 thị trường phân phối thực phẩm chức năng của nước ta khá hạn hẹp. Hầu hết người dùng sản phẩm đều tập trung ở Hà Nội và Sài Gòn. Số lượng người sử dụng sản phẩm ước tính cũng chỉ khoảng 500.000 người. Đây thực sự là một con số khiêm tốn.
Đến năm 2019, lượng người sử dụng TPCN đã tăng lên chóng mặt. Tổng người sử dụng là hơn 20 triệu người, chiếm tới hơn 21% dân số Việt Nam. Đặc biệt, những người này phân bố ở khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.
Có thể thấy rằng, thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam đang được mở rộng nhanh chóng với sức tăng trưởng đáng ngạc nhiên. Nó chính là một Hiệp hội TPCN Việt Nam xác định, thị trường TPCN tại Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển thành một ngành kinh tế – y tế mũi nhọn với những sản phẩm chất lượng tốt nhất, có hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật nếu đảm bảo được các yếu tố dưới đây:
Quy hoạch, bảo tồn hệ động thực vật, dược liệu: Hệ sinh thái động vật, thực vật phong phú có nguy cơ bị cạn kiệt nếu chúng ta không có phương án chăm sóc và bảo tồn phù hợp. Do đó, các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp có mục tiêu phát triển công nghiệp TPCN cần đề ra các phương án thực tế nhằm chăm sóc nguồn nguyên liệu tự nhiên này, tạo điều kiện cho công nghiệp TPCN có cơ hội phát triển bền vững.mảnh đất màu mỡ cần được khai thác một cách triệt để và hiệu quả. Từ đó, mang lại lợi ích cho người sử dụng cũng như góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà.
Xem thêm:
Giải pháp phát triển thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam
Hiệp hội TPCN Việt Nam xác định, thị trường TPCN tại Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển thành một ngành kinh tế – y tế mũi nhọn với những sản phẩm chất lượng tốt nhất, có hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật nếu đảm bảo được các yếu tố dưới đây:
– Quy hoạch, bảo tồn hệ động thực vật, dược liệu
Hệ sinh thái động vật, thực vật phong phú có nguy cơ bị cạn kiệt nếu chúng ta không có phương án chăm sóc và bảo tồn phù hợp. Do đó, các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp có mục tiêu phát triển công nghiệp TPCN cần đề ra các phương án thực tế nhằm chăm sóc nguồn nguyên liệu tự nhiên này, tạo điều kiện cho công nghiệp TPCN có cơ hội phát triển bền vững.
– Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học công nghệ sản xuất, quản lý
Thực trạng tỉ lệ sản phẩm TPCN nhập khẩu khá cao là biểu hiện những yếu kém trong khâu nghiên cứu khoa học công nghệ sản xuất TPCN. Do đó, các doanh nghiệp cùng các cơ quan ban ngành cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ công nghệ, kĩ thuật nghiên cứu và sản xuất TPCN, mở ra một “thời đại mới” cho nhóm sản phẩm tiềm năng này tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu, đưa ra định hướng, ràng buộc rõ ràng, thống nhất dành cho nhóm sản phẩm TPCN, giúp các doanh nghiệp triển khai phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường thuận lợi hơn.
– Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về vai trò của TPCN
Bên cạnh việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm TPCN, cơ quan chức năng và doanh nghiệp cung ứng cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về vai trò, đặc điểm của TPCN một cách đầy đủ và chính xác nhất để người tiêu dùng có cái nhìn chính xác nhất về sản phẩm này, từ đó “kích cầu” để nâng cơ cơ hội phát triển của lĩnh vực tiềm năng này.
Trên đây là nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng 2020. Hy vọng bài viết mà ACT Group đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.