Nghiên cứu thị trường gym Việt Nam: Thực trạng và cơ hội
Đời sống của người Việt Nam ngày càng được cải thiện, mức sống ngày càng cao dẫn, nhu cầu về sức khỏe cũng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bản thân như Fitness, gồm yoga, gym, bơi lội và một số môn thể thao khác. Cùng ACT Group nghiên cứu thị trường gym trong bài viết này nhé!
Thị trường Fitness Việt Nam
Cách đây 10 năm, các phòng tập thể thao thường ít người quan tâm đến. Tuy nhiên, những năm gần đây, mô hình kinh doanh phòng gym mở ra ngày càng nhiều và cho nhiều đối tượng khác nhau. Trong nghiên cứu thị trường gym này cũng phân ra thành nhiều phân khúc, như phòng gym của những thương hiệu lớn dành cho những người có thu nhập cao, phân khúc phòng gym dành cho sinh viên, học sinh và những người có thu nhập thấp.
Tại Việt Nam, những thương hiệu lớn phải kể đến như California Fitness & Yoga, Getfit Gym & Yoga, Elite Fitness, hay Fit24. Trong đó, không ít thương hiệu trên thị trường đã cán mốc doanh thu vài trăm tỷ đồng mỗi năm.
Theo đánh giá của Statistics cho biết, ngành công nghiệp thể dục thể hinh của Việt Nam có thể tăng trưởng với tốc độ bình quân 20% mỗi năm đến 2020 với quy mô thị trường khoảng 113 triệu USD. Tuy nhiên, phần lớn “miếng bánh này” nằm trong tay những thương hiệu cao cấp, trong khi những phòng tập bình dân, dù quy mô lớn lại không chiếm được thị phần nhiều.
Rào cản khi tham gia vào thị trường fitness Việt Nam này
Nếu muốn tham gia vào ngành này thì việc đầu tư một phòng tập bình dân là không không quá khó, nhưng để xây dựng một chuỗi phòng tập cao cấp là cả một vấn đề, đặc biệt là bài toán về vốn.
Theo nghiên cứu thị trường gym, trung bình chi phí cho một phòng tập bình dân nhỏ lẻ chỉ cần mặt bằng khoảng 200 – 300 m2 thì mất khoảng 500 triệu đồng. Nếu mở một phòng tập cao cấp, chi phí có thể lên đến hàng triệu USD. Cụ thể, với một phòng tập có diện tích 2.500 m2 tiêu tốn không dưới 1.5 triệu USD, còn những phòng tập có quy mô gấp đôi con số này có thể tiêu tốn khoảng 5 triệu USD. Trong đó, tốn kém nhất là chi phí mặt bằng và đầu tư thiết bị với các loại máy tập nhập khẩu.
Tuy nhiên, đây chỉ là những chi phí cho phần đầu của cuộc chơi trên thị trường phòng gym cao cấp. Ngoài ra, còn có những chi phí để vận hành đội ngũ bán hàng, tiếp thị, xây dựng hệ thống huấn luyện viên chuyên nghiệp cũng khiến những nhà đầu tư lo lắng về dòng tiền. Nguồn tiền đầu tư ban đầu trở thành rào cản lớn khi muốn tham gia vào thị trường với những “người chơi” không có hầu bao rộng rãi.
Ngoài ra, việc cạnh tranh trong ngành cũng tương đối khốc liệt do phần lớn thị trường đã bị những ông lớn trong ngành như California Fitness & Yoga, Getfit Gym & Yoga, Elite Fitness, hay Fit24 chiếm trọn.
Ai đứng đầu thị trường Fitness
Tại Việt Nam, mô hình phòng tập theo hướng hiện đại phát triển nhanh chóng với một số tên tuổi lớn như: California Fitness & Yoga, Getfit Gym & Yoga, Elite Fitness, hay Fit24. Trong đó, không ít cái tên đình đám trên thị trường đã cán mốc doanh thu vài trăm tỷ đồng mỗi năm.
Đánh giá của Statistics cho biết, ngành công nghiệp thể dục thể hình của Việt Nam có thể tăng trưởng với tốc độ bình quân 20% mỗi năm đến 2020 với quy mô thị trường khoảng 113 triệu USD. Tuy nhiên, phần lớn “miếng bánh” này nằm trong tay những thương hiệu cao cấp, trong khi những phòng tập bình dân, dù quy mô lớn lại không chiếm được thị phần quá nhiều.
Theo báo cáo tài chính của Công ty TNHH Trung tâm thể dục thể hình và Yoga California – đơn vị chủ quản của chuỗi phòng gym cao cấp California Fitness & Yoga – doanh thu năm 2018 đạt hơn 300 tỷ đồng, tăng 6% so với 2017 và hơn 60% so với 2016.
California Fitness & Yoga, được biết đến là một trong những chuỗi phòng tập cao cấp chiếm thị phần lớn tại Việt Nam, nhưng thực tế thương hiệu này chỉ là một trong số hàng chục thương hiệu được vận hành bởi California Management Group (CMG).
Theo nghiên cứu thị trường gym, tính tổng quy mô, tập đoàn này mới là đơn vị đang giữ thị phần lớn nhất và tạo cách biệt so với phần còn lại của thị trường. Trong lần trả lời trên Forbes, đại diện CMG từng cho biết doanh thu của toàn hệ thống này năm 2016 đạt 75 triệu USD (khoảng 1.600 tỷ), và dự kiến vượt qua 110 triệu USD (khoảng 2.400 tỷ đồng) vào năm 2017.
Đối trọng hiếm hoi với California Fitness & Yoga trên thị trường là chuỗi Elite Fitness của Đoàn Quốc Huy, con trai ông chủ BIM Group. Chuỗi phòng gym này được vận hành bởi Công ty Lifestyle Việt Nam ghi nhận doanh thu gần 465 tỷ đồng trong năm gần nhất, tăng 17% so với 2017 và hơn 60% so với trước đó hai năm.
So với hai cái tên kể trên, những chuỗi còn lại hầu hết đều có cách biệt quá lớn. Như Fit24, doanh thu của chuỗi tổng quan ngành gym này năm 2018 chỉ ở mức vài chục tỷ đồng.
Tuy nhiên, thực tế này không phải không có lý do. Đầu tư một phòng tập bình dân là điều không khó, nhưng xây dựng một chuỗi phòng tập cao cấp không hề đơn giản, đặc biệt là bài toán vốn.
Trung bình, chi phí một phòng tập bình dân nhỏ lẻ chỉ cần mặt bằng khoảng 200 – 300 m2 tốn khoảng 500 triệu đồng. Còn mở một phòng tập cao cấp, chi phí có thể lên tới hàng triệu USD. Cụ thể, một phòng tập diện tích 2.500 m2 ngốn không dưới 1,5 triệu USD, còn những phòng tập có quy mô gấp đôi con số này có thể tiêu tốn khoảng 5 triệu USD. Trong đó, tốn kém nhất là chi phí mặt bằng và đầu tư thiết bị với các loại máy tập nhập khẩu.
Tuy nhiên, những chi phí này chỉ là phần đầu cho cuộc chơi trên thị trường phòng gym cao cấp. Những chi phí để vận hành đội ngũ bán hàng, tiếp thị, xây dựng hệ thống huấn luyện viên chuyên nghiệp cũng khiến dòng tiền đầu tư ban đầu trở thành rào cản tham gia thị trường với những “người chơi” không có hầu bao rộng rãi.
Đầu năm 2019, Nikkei Aisia Review trong một bài viết đã nhắc tới Việt Nam và Campuchia là hai thị trường “chực chờ bùng nổ”. Vòng eo to hơn của người dân thành thị mở ra cơ hội cho những công ty Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư, trong đó Mizuno và Gunze Sports là hai cái tên đầu tiên.
Những bài viết có liên quan: