• Trang chủ / Chiến Lược Marketing / Định vị thị…
Định vị thị trường là gì

Định vị thị trường là gì? Tại sao doanh nghiệp cần định vị thị trường ?

Chiếm được nhiều thị phần trên thị trường là mục đích của tất cả doanh nghiệp, điều này cũng đòi hỏi những chiến dịch kinh doanh thật sự bứt phá tăng ưu thế cạnh tranh cho công ty. Do đó mà doanh nghiệp cần định vị thị trường – một trong những công việc đầu tiên và cực kì quan trọng để có được kết quả kinh doanh khả quan. 

Thế nhưng định vị thị trường là gì? Tại sao doanh nghiệp cần định vị thị trường? Bài viết ACT Group cung cấp dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các quý độc giả về chủ đề định vị này.

Định vị thị trường là gì?

Định vị thị trường (Market Positioning) là quá trình doanh nghiệp xác định đặc điểm, tính năng độc đáo từ sản phẩm của mình có ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh và từ đó tạo ra một vị thế riêng trong tâm trí khách hàng. 

Định vị thị trường là những bước đầu tiên và cũng là những bước quan trọng nhất trong chiến lược tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra bản sắc riêng cho sản phẩm, tăng độ tin cậy của khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài trên thị trường.

Định vị thị trường là gì
Định vị thị trường là gì

Khi định vị thị trường mục tiêu, việc quan trọng của chúng ta là làm rõ giá trị 4P (Place (Địa điểm) – Product (Sản phẩm) – Promotion (Khuyến mãi) – Price (Giá cả)) của Marketing nhằm đảm bảo sự hiệu quả của chiến lược định vị.

Tại sao doanh nghiệp cần định vị thị trường?

Một ví dụ về định vị thị trường để chúng ta hiểu rõ hơn: một chuỗi nhà hàng ẩm thực có thể định vị nhà hàng của họ là nơi cung cấp những bữa ăn tốt cho sức khỏe nhất, tươi nhất. Điều này được neo vào trí nhớ của khách hàng, sẽ giúp doanh nghiệp nhất quán hơn trong các chiến lược marketing sau này. Một số lợi ích đáng kể khi định vị thị trường là: 

Sự khác biệt trong sản phẩm/ dịch vụ:

Nếu doanh nghiệp của chúng ta đang vật lộn để cạnh tranh với hàng trăm hàng ngàn đối thủ khác trên thị trường thì lý do để khách hàng lựa chọn sản phẩm của chúng ta là nhờ chiến lược định vị thị trường. 

Bằng nhiều cách khác nhau như thiết kế sản phẩm/ dịch vụ khác biệt, tiện lợi, độc đáo thì một giải pháp độc đáo thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu, đem đến dịch vụ trải nghiệm vượt trội hơn so với đối thủ thì thương hiệu của doanh nghiệp bạn sẽ nổi bật giữa đám đông và tạo ra chỗ đứng trong lòng khách hàng.

Xác định khách hàng mục tiêu:

Ngay từ đầu nếu doanh nghiệp xác định đúng vị trí thương hiệu của mình thì công ty của bạn sẽ nhanh chóng tiếp cận một cách chính xác đến các đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc định vị thị trường một cách khôn ngoan sẽ giúp doanh nghiệp chúng ta tiết kiệm một khoản ngân sách không đáng có cho các chiến lược tiếp thị dàn trải mà vào nhóm đối tượng khách hàng không có nhu cầu sản phẩm. 

Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu

Đánh đúng trọng tâm, hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng của mình, sẽ giúp tối ưu từng đồng chi phí cho doanh nghiệp.

“Neo” thương hiệu và thúc đẩy hành vi “mua”:

Một chiến lược định vị đúng đắn sẽ khiến doanh nghiệp bám rễ trong lòng khách hàng. Niềm tin, sự yêu mến, thiện cảm mà doanh nghiệp tạo dựng sẽ kiếm ra một lượng lớn khách hàng trung thành trong tương lai, đồng hành lâu dài với thương hiệu. 

Ví dụ như các thương hiệu sữa nổi tiếng Mộc Châu, TH True Milk – luôn được gắn liền với cụm từ “sữa sạch”. Điều này cực kì hiệu quả khi đánh đúng vào tâm lý lo sợ của người dân trước tình hình môi trường ô nhiễm trầm trọng.

Gieo hình ảnh thôi chưa đủ, chiến lược định vị đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhất quán trong toàn bộ quá trình phát triển của mình vì thực tế thì trong đầu khách hàng luôn tồn tại những vị trí thứ 1,2,3,… mỗi khi cân nhắc chọn lựa một loại sản phẩm bất kì.

Nắm giữ những vị trí đầu tiên – Tuyệt vời nhưng chưa đủ. Doanh nghiệp cần một chiến lược định vị đủ mạnh mẽ và độc đáo để gia tăng tỷ lệ đưa ra quyết định mua của khách hàng. Khi khách hàng hiểu được được sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu, mong muốn của mình thì họ sẽ không ngần ngại mà ra hành động mua ngay lập tức.

Tạo lợi thế cạnh tranh và xây dựng nền tảng phát triển

Khi một doanh nghiệp có định vị vững chắc, giúp khách hàng nhận thức rõ về những giá trị thương hiệu mang lại và đáp ứng được nhu cầu của người dùng cả khi những sự lựa chọn thay thế từ đối thủ không thỏa mãn được. Định vị đúng sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh, dễ dàng vượt lên dẫn đầu, là việc quan trọng giúp phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Xây dựng thương hiệu thành công không chỉ chinh phục khách hàng mà còn rất dễ dàng phát triển thêm các sản phẩm mới đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, đây là điều cực kì thuận lợi cho doanh nghiệp.

Những tiêu chí cần có trong định vị thị trường:

Để có một chiến lược định vị thị trường đúng, doanh nghiệp cần đáp ứng được những tiêu chí sau, có thể kể đến như: 

  • Đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm của bạn mang lại lợi ích gì? Có nét gì khác biệt đối thủ cạnh tranh? Đáp ứng nhu cầu cơ bản hay nâng cao?
  • Đánh giá tiềm năng thương hiệu: Doanh nghiệp là thương hiệu mới hay kế thừa thương hiệu mẹ, có điều gì khác biệt hay không? Độ nhận diện trên thị trường tầm bao nhiêu %? Vị trí của bạn ở đâu trên thị trường?

Tạo dựng ấn tượng với người dùng suy nghĩ sản phẩm của thương hiệu doanh nghiệp bạn nổi bật hơn, chất lượng hơn so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành. 

Những tiêu chí cần có trong định vị thị trường
Những tiêu chí cần có trong định vị thị trường

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý đến cả giá cả mà sản phẩm doanh nghiệp đang cung cấp cho người tiêu dùng cũng như tốc độ tăng trưởng nhu cầu của thị trường?

Các bước định vị thị trường là gì?

Bước 1: Nghiên cứu tiềm năng thị trường và phân tích đối thủ trong ngành.

Xác định được nhu cầu thị trường sẽ đánh giá sơ bộ được tiềm năng bán hàng của doanh nghiệp. Định vị thị trường còn cần phân tích chiến lược, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Điển hình:

  • Thị phần doanh nghiệp đối thủ nắm giữ, tốc độ phát triển của họ.
  • Hệ thống nhận diện: thông điệp, nội dung, định vị thương hiệu của họ
  • Chiến dịch trong quá khứ: Nghiên cứu những chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi của đối thủ => rút ra ưu, nhược điểm. Ví dụ như trang website tối ưu chưa, hay quan hệ công chúng của đối thủ như thế nào,…
  • Công chúng: Mức độ tương tác, tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của họ, Tín hiệu tích cực của truyền thông, mối quan hệ của các giới ảnh hưởng.

Sau khi phân tích công ty cạnh tranh, doanh nghiệp tìm ra lợi thế cạnh tranh cho mình từ đó doanh nghiệp có thể có những chiến lược mới có những đặc điểm sau:

  • Có nhiều tiện ích hơn trong một sản phẩm: Với mức giá ngang nhau, sản phẩm của công ty bạn sẽ đem lại hiệu suất tốt, trải nghiệm tốt hơn.
  • Định vị theo phân khúc: “Sang xịn mịngiá cao, sản phẩm xịn, giá trị tiêu dùng chất lượng.
  • Đơn giản hóa: có những sản phẩm giá siêu rẻ để đáp ứng 1 nhu cầu tối ưu duy nhất cho khách hàng 

Bước 2: Xác định được chỗ đứng của thương hiệu trên thị trường

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần xác định mình là ai, như thế nào, con đường phát triển thương hiệu ra sao?. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình định vị thị trường nhằm giúp công ty tối ưu mọi mặt của thương hiệu, từ đó đưa ra được chiến lược tiếp thị đột phá doanh thu.

Định vị thị trường có thể được thực hiện qua việc khảo sát định tính hoặc định lượng các nhóm đối tượng khách hàng thông qua cả hình thức online và offline. Đồng nghĩa với việc chi phí tốn kém trong quá trình đầu tư khảo sát. 

Vì vậy để được dữ liệu đánh giá tốt, với chi phí phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì bạn có thể sử dụng các chỉ số ở vài nền tảng Ahreft, Google Keyword Planner, Google Analytic hoặc Google Search Console,….

Một số chỉ số phổ biến: Volume brand keyword – đây là một chỉ số thể hiện lượt tìm kiếm thương hiệu của doanh nghiệp bạn),  Social engagement – chỉ số thể hiện mức độ tương tác trên các mạng xã hội như lượt tiếp cận, like, bày tỏ cảm xúc trước bài đăng thương hiệu, lưu lượt truy cập website (traffic).

Bước 3: Yếu tố khác biệt của doanh nghiệp, thương hiệu, sản phẩm

Ý nghĩa thông điệp, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh có gì khác biệt? Hệ thống nhận diện thương hiệu đã nổi bật chưa? Mức độ tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp ra sao? Các chiến lược truyền thông có hiệu quả hay không?

Từ các câu hỏi trên, bạn và doanh nghiệp mới có thể tìm được yếu tố khác biệt –yếu tố quan trọng để định vị thị trường, tìm ra cho mình một hướng đi đúng đắn.

Bước 4: Xây dựng chiến lược, phát triển định vị thị trường

Bước tiếp theo là dựa vào các thông tin trên, doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược định vị chi tiết nhất, tổng hợp được các thông tin quan trọng. Một chiến lược định vị hiệu quả cần được phác thảo đơn giản, dễ hiểu, thời gian cụ thể hoàn thành từng hạng mục. 

Đặc biệt các đầu công việc trong chiến lược phải liên quan tới nhau, có các thông tin được đo lường chính xác.

Xây dựng chiến lược, phát triển định vị thị trường
Xây dựng chiến lược, phát triển định vị thị trường

Bước 5: Kiểm tra tính hiệu quả của chiến lược

Muốn biết được chiến lược định vị thị trường của doanh nghiệp bạn có đạt hiệu quả như kỳ vọng hay không, công ty có thể thực hiện đo lường như thăm dò ý kiến online hoặc offline để lấy được dữ liệu định lượng, thu thập các dữ liệu định tính thông qua hình thức phỏng vấn sâu hoặc khảo sát,…. 

Nếu trên bản đồ định vị của bạn có quá nhiều đối thủ cạnh tranh thì chắc chắn đây là một thử thách lớn để làm nổi bật thương hiệu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng chiến lược tái định vị thương hiệu nhằm thay đổi thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu, điều này sẽ giúp việc đưa chiến lược định vị hiệu quả hơn và ít tốn nguồn lực và tài nguyên hơn.

Kết Luận 

Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Nếu doanh nghiệp cứ giậm chân tại chỗ mà không có phương án tối ưu thì việc công ty bạn rời khỏi thị trường là điều chắc chắn. Vì thế định vị thị trường sẽ là công việc mà mỗi công ty nào cũng cần thực hiện. 

Hi vọng, bài viết trên mang đến cho bạn và doanh nghiệp những thông tin hữu ích về định vị thị trường là gìTại sao doanh nghiệp cần định vị thị trường? Chúc doanh nghiệp áp dụng thành công trong chiến lược định vị của mình!