• Trang chủ / Chiến Lược Marketing / Tổng hợp 8P…
8P trong marketing là gì

Tổng hợp 8P trong marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh số

Cập nhật xu hướng phát triển chung, mô hình marketing cũng liên tục được chuyển dịch và mở rộng từ 4P 6P, 7P, 8P hay 9P,….Ở mỗi một lĩnh vực kinh doanh khác nhau doanh nghiệp sẽ lựa chọn mô hình với chữ P khác nhau. 

Bài viết dưới đây, ACT Group xin đưa ra góc nhìn chung nhất về 8P marketing, mô hình đang được áp dụng phổ biến để các bạn tiện tham khảo

8P trong marketing là gì? 

Khái niệm marketing mix được đưa ra bởi Neil Borden vào năm 1960 như sau: Marketing mix là chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm nhiều công cụ để chỉ dẫn doanh nghiệp cách đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng mục tiêu.

Tuy nhiên, sau này E. Jerome McCarthy mới là người hoàn thiện mô hình marketing mix khi đề xuất bốn yếu tố trụ cột Product – Price – Place – Promotion. 4P trong marketing mix được xem là những công cụ phổ biến nhất để xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing. 

Cùng với sự phát triển của các loại hình và lĩnh vực kinh doanh, mô hình marketing được đổi mới và bổ sung thêm nhiều chữ P cho phù hợp từ 4P lên 6P, 7P, 8P hay có thể sẽ là 9P,

8P trong marketing là gì
8P trong marketing là gì

Và mô hình 8P marketing tiếp tục hoàn thiện cho mô hình 7P trước đó với việc thêm chữ P thứ 8 – Performance – Hiệu suất. Đây là mô hình có cái nhìn tổng quan và được ứng dụng phổ biến hiện nay. 8P marketing mix phân tích 8 khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp phục vụ cho việc xây dựng chiến lược marketing gồm: 

Product – Sản Phẩm; People – Con người; Price – Giá ; Place – Địa điểm ; Promotion – Quảng bá;  Processes – Quy trình ; Physical Evidence –Trải nghiệm thực tế ; Performance – Hiệu suất 

8 yếu tố của mô hình 8P trong marketing

8 yếu tố của mô hình 8P trong marketing
8 yếu tố của mô hình 8P trong marketing

Product – Sản phẩm

Sản phẩm chính là thức mà doanh nghiệp bán cho khách hàng. Một sản phẩm tốt là trọng tâm của một chiến lược tiếp thị thành công. Khách hàng bị thu hút bởi những sản phẩm mang lại giá trị, đáp ứng nhu cầu của họ và làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn.

Thông qua mô hình “5 cấp độ sản phẩm” dưới đây của Philip Kotler doanh nghiệp có thể hình thành các ý tưởng về sản phẩm.:

  • Lợi ích cốt lõi: Sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu, mong muốn cơ bản nào của khách hàng?
  • Sản phẩm chung: Đặc điểm, tính năng cơ bản để sản phẩm có thể hoạt động là gì?
  • Sản phẩm kỳ vọng: Tính năng bổ sung mà khách hàng mong đợi trong sản phẩm của bạn
  • Sản phẩm tiềm năng: Đặc điểm nào của sản phẩm có thể cải tiến trong ngắn hạn và dài hạn
  • Sản phẩm bổ sung: Yếu tố khiến cho sản phẩm của bạn trở nên khác biệt và có lợi thế hơn so với đối thủ

People – Nhân sự/ con người

People – Nhân sự là yếu tố then chốt, phần quan trọng của 8P trong marketing . Những nhân sự phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp sáng tạo, xây dựng và bán sản phẩm và thành công hơn. Về chiến lược con người, bạn hãy vạch ra một lộ trình phát triển cụ thể. 

Cần những vị trí nhân sự nào và số lượng bao nhiêu. Kế hoạch đào tạo hàng tháng, hàng quý ra sao. Có những phúc lợi, giải thưởng nào để tăng sự gắn bó với công ty,.. 

Price – Giá cả

Giá là yếu tố quan trọng quyết định chiến lược tiếp thị và  thành công hay không. Giá cả thể hiện giá trị trao đổi giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu của bạn cũng như sản phẩm và định vị sản phẩm, định vị thương hiệu của bạn trên thị trường. 

Doanh nghiệp cần xây dựng mức giá phù hợp đảm bảo lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu. Định giá sản phẩm sai bạn có thể để mất khách hàng của mình vào tay đối thủ. 

Giá cả
Giá cả

Có rất nhiều yếu tố cấu thành nên giá sản phẩm như chi phí sản xuất, lợi nhuận mong muốn, giá cạnh tranh và kỳ vọng của khách hàng. Tùy vào chiến lược phát triển thị trường mà doanh nghiệp sẽ cân bằng giữa lợi nhuận và chi phí trong xác định giá. 

Một số chiến lược định giá phổ biến đó là: 

  • Định giá cộng chi phí
  • Định giá cạnh tranh
  • Định giá hớt váng
  • Định giá dựa trên giá trị
  • Định giá thâm nhập

Để định giá chính xác sản phẩm doanh nghiệp cần dựa trên việc xem xét các chi phí sản xuất, nghiên cứu giá của đối thủ cạnh tranh, đồng thời kiểm tra mức độ phản ứng của thị trường về mức giá của sản phẩm.

Place – Địa điểm

Place trả lời cho câu hỏi “ Bạn sẽ bán sản phẩm ở đâu, trên kênh phân phối nào?  Bạn sẽ  xác định yếu tố này dựa trên việc xem xét thị trường mục tiêu của mình ở đâu 

Một số kênh phân phối hay được sử dụng có thể kể đến như: 

  • Kênh phân phối trực tiếp tại cửa hàng 
  • Kênh phân phối truyền thống: bao gồm chợ, tạp hóa, đại lý bán buôn, bán lẻ,…
  • Kênh phân phối hiện đại trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi
  • Kênh tiêu dùng tại chỗ như quán bar, nhà hàng, khách sạn,…
  • Kênh bán hàng online: Sàn TMĐT, Facebook, Zalo, Website, Tiktok, …

Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn xác định được kênh phân phối cho sản phẩm/ dịch vụ của mình: 

  • Mức giá và định vị sản phẩm của bạn phù hợp với kênh phân phối nào? 
  • Đâu là kênh phân phối bạn cần ưu tiên? 
  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ có xu hướng mua hàng ở đâu và mua theo hình thức nào?
  • Bạn dự định chi ngân sách bao nhiêu để phát triển kênh phân phối
  • Hàng hóa của bạn có yêu cầu bảo quản/ vận chuyển đặc biệt nào không? 

Promotion – Quảng bá 

Để giúp khách hàng biết tới sản phẩm của bạn, hướng sự quan tâm của họ và thuyết phục họ bạn cần đến Promotion – quảng bá, quảng cáo sản phẩm.

Promotion - quảng bá, quảng cáo sản phẩm
Promotion – quảng bá, quảng cáo sản phẩm

 

Những công cụ thường sử dụng cho mục đích quảng bá: 

  • Bán hàng cá nhân
  • Quảng cáo qua phương tiện truyền thông đại chúng như quảng cáo truyền hình, quảng cáo báo chí, quảng cáo mạng xã hội 
  • Xây dựng khuyến mãi: giảm giá trực tiếp, voucher/coupon, quà tặng, bốc thăm trúng thưởng,tặng mẫu dùng thử,… 
  • PR- Quan hệ công chúng P

Processes – Quy trình 

Mục đích của việc thiết lập quy trình trong mô hình 8P marketing là tối thiểu hóa chi phí và thời gian cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, đồng thời giảm thiểu các rủi ro. 

Quy trình càng chi tiết bao nhiêu càng giúp bạn nâng cao hiệu quả kinh doanh. bấy nhiêu Một số quy trình phổ biến ở nhiều doanh nghiệp có thể kể tới như:

  • Quy trình cung cấp dịch vụ
  • Quy trình đặt và giao hàng
  • Quy trình thanh toán
  • Quy trình đổi – trả hàng và hoàn tiền

Physical Evidence – Trải nghiệm khách hàng

Physical Evidence – trải nghiệm khách hàng bao gồm: nhìn, chạm, nếm thử và cảm nhận khi tương tác với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp từ bao bì, nhãn mác, cơ sở vật chất tại cửa hàng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng và chăm sóc hậu bán hàng 

Cùng 1 sản phẩm/ dịch vụ nhưng Physical Evidence của bạn tốt hơn sẽ giúp tạo thiện cảm tốt hơn cho khách hàng, khiến khách hàng lựa chọn bạn và có thể trở thành khách hàng thân thiết. 

Để làm có trải nghiệm khách hàng tốt, doanh nghiệp cần xác định các yếu tố: 

  • Bạn muốn tạo ra những điểm khác biệt nào với khách hàng?
  • Đối thủ cạnh tranh đang tạo thực hiện việc đó ra sao 
  • Đâu là điểm yếu mà bạn cần cải thiện ? 
  • Kinh phí triển khai là bao nhiêu, 

Performance – Hiệu suất 

Hiệu suất giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả marketing trên tất cả các khía cạnh. Đây là chữ P quan trọng trong 8P marketing cũng là điều cần thiết khi xây dựng bất kỳ chiến lược marketing nào. 

Performance – Hiệu suất 
Performance – Hiệu suất

Vậy những khía cạnh nào được đưa vào đo lường hiệu suất? Đo lường hiệu suất bằng phương pháp nào? Trong bối cảnh thị trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, hiệu suất được xem là một trong các yếu tố quan trọng của marketing. Sau khi đánh giá được hiệu suất sẽ dựa trên cơ sở đó để đưa ra kế hoạch hành động và các giải pháp phù hợp.

10 bước xây dựng chiến lược Marketing Mix hiệu quả

Gợi ý những bước Marketing mix mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp 

  • Bước 1: Xác định mục đích
  • Bước 2. Thiết lập ngân sách
  • Bước 3: Xác định USP (Lợi thế cạnh tranh) của sản phẩm
  • Bước 4: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
  • Bước 5: Tham khảo ý kiến khách hàng thông qua các khảo sát
  • Bước 6. Xác định chi tiết sản phẩm, tập trung vào các điểm nổi bật để làm nổi bật giá trị sản phẩm của bạn.
  • Bước 7: Xây dựng các kênh phân phối
  • Bước 8: Xây dựng chiến lược giá
  • Bước 9: Lựa chọn hình thức quảng bá – tiếp thị 
  • Bước 10: Đừng bỏ qua Inbound Marketing!

Khi ứng dụng 8P trong marketing, chúng ta cũng cần lưu ý rằng đặc trưng riêng của các thương hiệu và thị trường không giống nhau. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp này, chúng ta nên giữ sự uyển chuyển và linh động của nó