Báo cáo nghiên cứu thị trường bia Việt Nam 2020 và 2021
Trong số các ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhu cầu bia bị ảnh hưởng tiêu cực hơn cả bởi Covid-19 trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9/2020, tương ứng giảm -3,6%/ -22,9%/ -11,9% so với cùng kì trong quý 1,2,3/2020. Nghiên cứu thị trường bia Việt Nam nhận thấy có cơ hội và thách thức lớn đối với ngành giải khát này.
Những thách thức của thị trường bia Việt Nam
COVID-19: Việc đóng cửa hàng loạt địa điểm kinh doanh thuộc kênh Horeca trên toàn quốc trong thời gian dịch bệnh đã khiến việc tiêu thụ bia rượu “đóng băng”
Tổng công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) mất gần một nửa doanh thu quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019, kéo theo lợi nhuận giảm 55% tương đương 148 tỷ đồng.
Đồng cảnh ngộ là Sabeco cũng khép lại 3 tháng đầu năm với doanh thu giảm 47%, ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất kể từ quý I/2016 đến nay.
Luật Phòng chống tác hại của rượu bia: Luật phòng chống tác hại rượu bia lại có tầm sát thương dài hạn. Từ 01/01/2020, người tham gia giao thông sau khi uống rượu bia có thể bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX 22 đến 24 tháng nếu phát hiện nồng độ cồn vượt mức cho phép trong máu/ hơi thở. Ngay từ giai đoạn soạn thảo, quy định này đã khiến cổ phiếu toàn ngành bia sụt giảm 13%
Luật quảng cáo: Nghị định 24 ban hành ngày 24/02/2020 đưa ra các quy định khắt khe hơn trước về quảng cáo rượu bia, cụ thể liên quan đến. Quản lý việc quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15% và bia. Hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu bia trong các tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình. Thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập thông tin và mua rượu bia.
Thuế và giấy phép sản xuất: Từ trước đến nay, đồ uống có cồn tại Việt Nam phải chịu 3 loại thuế: thuế nhập khẩu (từ 5-80% tùy loại FTA), thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế tiêu thụ đặc biệt (tăng mạnh từ mức 50% lên 65% năm 2018).
Những cơ hội “vàng” của thị trường bia Việt Nam
– Cơ cấu dân số vàng, thu nhập tăng nhanh
Lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam tăng trung bình 6,6%/năm trong suốt 6 năm qua (toàn cầu tăng trưởng chỉ ở mức 0,2%).
– Tiềm năng lớn của phân khúc “bia không cồn
Điểm hấp dẫn là phân khúc này còn khá non trẻ. Số thương hiệu bia không cồn trên thị trường Việt Nam cho đến nay chỉ đếm trên đầu ngón tay
– Tiềm năng về thị trường xuất khẩu
Các nước ASEAN hay Trung Quốc đều là thị trường xuất khẩu mạnh của Việt Nam với mức tiêu dùng thực phẩm, đồ uống tăng mạnh.
Dự báo thị trường bia Việt Nam năm 2021
Trong năm 2021, SSI nhận định thị trường bia sẽ tiếp tục đà phục hồi, song phải đến năm 2022 nhu cầu tiêu thụ bia mới có thể phục hồi hoàn toàn như thời điểm trước dịch COVID-19.
Trong đó, ông lớn ngành bia là Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, Mã: SAB), được dự báo doanh thu năm 2021 sẽ phục hồi 22,1% so với mức thấp nhất năm 2020, với giá bán trung bình tăng 2% do sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm.
Lợi nhuận sau thuế của SAB ước đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2020. Mặc dù doanh thu năm 2021 có thể thấp hơn năm 2019, song lãi sau thuế có khả năng vượt năm 2019 do tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện.
Về tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu của SAB được dự báo sẽ lần lượt đạt mức 11% và 10,5% cho năm 2020 và 2021, cao hơn mức trong quá khứ 7,6% -9,9% trong giai đoạn 2015-2019. Trong khi chi phí cho kênh tiêu dùng tài chỗ có thể giảm trong giai đoạn hậu COVID-19, chứng khoán SSI nhận định ông lớn ngành bia sẽ có khả năng tăng chi phí để phát triển sự hiện diện trong kênh thương mại hiện đại, nơi các đối thủ đã cạnh tranh rất mạnh.
Năm 2022, dự báo tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của SAB lần lượt là 8,2% và 14,3% so với năm 2021.
Trong năm 2021, Chứng khoán SSI nhận định xu hướng phát triển sản phẩm vẫn là yếu tố cạnh tranh quyết định đối với các hãng trong ngành. Người tiêu dùng luôn muốn thử các sản phẩm mới, đặc biệt là những người trẻ, nên việc ra mắt sản phẩm mới thành công sẽ rất quan trọng đối với các nhà sản xuất bia để đạt mức tăng trưởng cao hơn toàn ngành.
Trong dài hạn, theo SSI loại đồ uống lên men từ trái cây (cider/perry) ước tính ngày càng trở nên phổ biến hơn mặc dù giá cao, với tỷ lệ CAGR về sản lượng tiêu thụ ước tính là 8% trong giai đoạn 2019-2024, cao hơn bia, rượu mạnh hoặc rượu vang, theo ước tính của Euromonitor.
Trước đó trong năm 2020, bất chấp đại dịch, các thương hiệu bia vẫn tích cực tung ra một số sản phẩm mới. Đơn cử, Heineken giới thiệu Heineken 0.0 tại thị trường Việt Nam, như một phản ứng nhanh đối với Nghị định 100.
Ngoài ra theo SSI trong năm 2021 các kênh phân phối mua về nhà cũng dần trở nên quan trọng hơn. Do đó, các công ty bia sẽ bắt đầu tập trung hơn vào kênh này và kênh thương mại hiện đại. Theo đại diện của Sabeco, trong thời gian tới công ty sẽ tiến xa hơn vào kênh thương mại hiện đại.
Về Nghị định 100, theo Công ty Chứng khoán SSI, tác động của nó sẽ giảm dần khi người tiêu dùng bắt đầu tự giác chấp hành các quy định vì sự an toàn của chính họ. Do đó, trong thời gian tới, nghị định này không phải là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới diễn biến tại thị trường bia ở Việt Nam.
NHỮNG BÀI VIẾT BỔ ÍCH:
- Báo cáo nghiên cứu thị trường ô tô Việt Nam 2020 và dự đoán năm 2021
- Báo cáo nghiên cứu thị trường Spa Việt Nam năm 2020
Trên đây là những nghiên cứu thị trường bia Việt Nam được ACT Group tổng hợp. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. a