Tổng quan thị trường đồ chơi trẻ em Việt Nam và xu hướng phát triển
Hiện ở Việt Nam có khoảng 100 cơ sở trong nước sản xuất đồ chơi trẻ em chuyên nghiệp, trong đó nhiều loại thú nhồi bông, đồ chơi bằng gỗ, nhựa đã được người tiêu dùng ưa chuộng. Các nhà sản xuất đồ chơi nước ngoài cũng đang ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam, từ việc mở đại lý tiêu thụ sản phẩm đến những kế hoạch đầu tư sản xuất tại đây.
Với tỷ lệ trẻ 0 – 14 tuổi chiếm tới 36%, Việt Nam đang được xem là thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp đồ chơi trẻ em, đặc biệt là khi mức sống của đa số người dân ngày càng được cải thiện. Dưới đây là thực trạng và xu hướng thị trường đồ chơi trẻ em Việt Nam cập nhật mới nhất 2021. Mời quý độc giả theo dõi.
Xem thêm bài viết khác:
- Báo cáo ngành viễn thông Việt Nam 2020 và dự báo 2021
- Thị trường mẹ và bé Việt Nam: tiềm năng phát triển rộng mở
Contents
1. Tổng quan thị trường đồ chơi trẻ em tại Việt Nam
Theo đánh giá của giới chuyên gia, thị trường đồ chơi Việt Nam vẫn đang bị chi phối mạnh bởi các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc khi ngành đồ chơi của Trung Quốc đang đi trước Việt Nam khoảng 5 năm. Nếu so với đồ chơi của Việt Nam, đồ chơi Trung Quốc có giá thành rẻ hơn, nhiều mẫu mã bắt kịp thị hiếu của trẻ em. Tham gia thị trường đồ chơi của Việt Nam những năm qua vẫn nổi lên một số tên tuổi lớn như Công ty Nhựa Chợ Lớn, Công ty Thiết bị Đồ chơi Giáo dục Văn Minh, Công ty ANTONA, nhựa Long Thủy, LHT, Đại Đồng Tiến… những sản phẩm của các doanh nghiệp này vẫn đang thiếu chỗ đứng trên thị trường đồ chơi trẻ em.
Sản phẩm đồ chơi đang tập trung vào hai mảng phân khúc gồm đồ chơi giáo dục và đồ chơi vận động. Trong khi đó, qua nghiên cứu thị trường, đồ chơi cho trẻ em yêu cầu phải đa tính năng. Cụ thể là với 1 món đồ chơi nhưng phải kết hợp nhiều công dụng như vừa chơi vừa học lại mang tính vận động, có kết hợp âm thanh, hình ảnh… Chính vì thế, việc cho ra đời 1 sản phẩm đồ chơi phải trải qua quy trình nghiên cứu, thăm dò thị hiếu thị trường để sản phẩm ra đời người tiêu dùng thấy được giá trị thực sự của món đồ chơi đó.
Theo ông Thomas. J Ngo, Tổng giám đốc Nkink, Việt Nam hiện có khoảng 20,8 triệu trẻ em độ tuổi từ 0-12. Đây là phân khúc tiêu dùng đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp chưa khai thác hết. Thị trường này chia làm ba nhóm chính: (1) giáo dục, (2) y tế và (3) nhóm tất cả các sản phẩm và dịch vụ khác (dành cho trẻ 0-12 tuổi). Nhóm (3) chiếm khoảng 3,1 tỉ đô la Mỹ/năm, trong đó, chỉ riêng các sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng đã chiếm đến 1,2 tỉ đô la Mỹ/năm; các sản phẩm khác bao gồm đồ chơi, quần áo, tã lót, mũ nón… chiếm khoảng 1,1 tỉ đô la Mỹ; dịch vụ vui chơi giải trí cho bé cũng lên đến 700 triệu đô la Mỹ/năm. Tính trung bình trong cả nước, mỗi phụ huynh chi tiêu cho một trẻ khoảng 500.000 đồng/tháng. Riêng ở TPHCM, mức nào cao gấp ba lần, khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.
Với quy mô thị trường lên tới hơn 5 tỷ USD/năm, tỷ lệ trẻ em từ 0-14 tuổi chiếm gần 40% trong số gần 90 triệu dân, cộng với mức sống đang được nâng cao, thị trường đồ chơi Việt Nam đang đón nhận sự gia tăng của các thương hiệu đồ chơi trên thế giới với chiến lược đầu tư lâu dài, sau một thời gian dài bị đồ chơi Trung Quốc chiếm lĩnh.
Phân khúc khách hàng và đặc điểm tiêu dùng để xây dựng chiến lược kinh doanh đồ chơi trẻ em
Một nghiên cứu gần đây liên quan đến các mặt hàng dành cho trẻ em của Công ty Nghiên cứu thị trường FTA cũng đưa ra nhiều phân tích thú vị, trong đó, nhóm ra quyết định mua sản phẩm cho trẻ em là nhóm phụ nữ trung niên, độ tuổi từ 30-55. Theo ông Trần Ngọc Dũng, Giám đốc điều hành FTA, đây là nhóm tuổi khá năng động với 40% đi làm và có công việc kinh doanh riêng. Mức thu nhập trung bình của nhóm phụ nữ độc lập về tài chính này là trên 20 triệu đồng/tháng, chủ yếu là từ lợi nhuận của công việc kinh doanh.
Nhóm sản phẩm đồ chơi cho trẻ em nhiều năm nay bị đồ chơi nhập khẩu áp đảo. Tuy nhiên, theo FTA, đồ chơi có xuất xứ trong nước rất được các bà mẹ quan tâm. Có đến 52% bà mẹ được hỏi cho biết họ ưu tiên chọn đồ chơi sản xuất trong nước. Đây là cơ hội tốt cho các công ty trong nước. Có chút chênh lệch với số liệu của Nkind, FTA rằng các bà mẹ ở hai thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội chỉ trung bình 2 triệu đồng/tháng/trẻ.
Đặc điểm kênh phân phối của thị trường đồ chơi trẻ em ở Việt Nam
Đồ chơi trẻ em được bán từ các chợ quê ở những vùng nông thôn đến các siêu thị, trung tâm thương mại hay vô số những cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ trong các ngõ ngách phố phường. Không chỉ thế, mặt hàng này còn chiếm phần lớn không gian và gắn liền với tên tuổi các khu phố, khu chợ ở các thành phố lớn như Lương Văn Can, Hàng Mã, chợ Đồng Xuân (Hà Nội), khu vực Chợ Lớn, Chợ An Đông (Thành phố Hồ Chí Minh).
Một phần nhờ mức sống tăng, người tiêu dùng ngày càng ý thức cao về an toàn sức khỏe nên chọn mua đồ chơi của các hãng có thương hiệu uy tín, mặt khác nhờ xu hướng phát triển các TTTM, siêu thị lớn như Aeon, Lotte, SC Vivocity, VinMart…, tạo cơ hội cho chuỗi cửa hàng đồ chơi phát triển theo. Các TTTM lớn rất chú trọng việc hợp tác với các thương hiệu nước ngoài có uy tín, tên tuổi nên việc mở kênh phân phối tại các TTTM này khá thuận lợi. Thực tế, nhiều sản phẩm của các thương hiệu lớn chỉ đắt hơn đồ chơi Trung Quốc 20 – 30% nên nhiều phụ huynh vẫn chấp nhận.
Đối với ngành thi trường đồ chơi cho trẻ em, nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu để người dùng tin tưởng vào sự an toàn của sản phẩm, bạn cần xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn để có thể gây ấn tượng với khách
2. Xu hướng phát triển thị trường đồ chơi trẻ em hiện nay
Khuynh hướng thị trường đồ chơi thế giới là đồ chơi thông minh (như robot, game tương tác, robot giáo dục), tích hợp trí tuệ nhân tạo và bao gồm bộ vi xử lý, bộ nhớ, thiết bị nhập xuất. Những đồ chơi thông minh hiện đại hơn còn có thể tích hợp cả bộ xử lý giọng nói và âm thanh và ngày càng nhiều đồ chơi được tích hợp bộ cảm biến.
Thị trường đồ chơi thông minh thế giới đang hướng đến các loại đồ chơi tương tác và sáng tạo, bao gồm cả phân khúc đồ chơi trong nhà và ngoài trời. Bất cập là chi phí của các loại đồ chơi này khá cao. Theo vị trí địa lý, thị trường chủ yếu của đồ chơi thông minh bao gồm Bắc Mỹ, châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, và phần còn lại của châu Âu), châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Nhật Bản), và LAMEA (Nam Mỹ, Trung Đông, và châu Phi).
Theo nghiên cứu thị trường đồ chơi trẻ em, hiện tại Bắc Mỹ chiếm phần lớn áp đảo thị trường đồ chơi thông minh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương dự kiến là sẽ vượt Bắc Mỹ trong tương lai. Các nhà sản xuất chính của đồ chơi thông minh là Dream International (Hồng Kông), Hasbro Inc. (Hoa Kỳ), Jakks Pacific (Hoa Kỳ), Kids II Inc.(Hoa Kỳ), KNEX Industries Inc. (Hoa Kỳ), Konami Corporation (Nhật Bản), Leapfrog Entertainment (Hoa Kỳ), Playmobil (Hoa Kỳ), The Lego Group(Đan Mạch), và Mattel Inc.(Hoa Kỳ).
Đề khai thác thành công thị trường đồ chơi trẻ em, doanh nghiệp đi sau cần tìm những thị trường đồ chơi Việt Nam ngách mà các sản phẩm nhập khẩu cũng như các công ty nước ngoài chưa nắm giữ Mỗi doanh nghiệp đồ chơi cần có định hướng chuyên sâu. Việc lựa chọn sản phẩm chuyên sâu làm thế mạnh chính là tôn chỉ mục đích trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Cùng với marketing đồ chơi trẻ em, Nhà nước cần có chiến lược truyền thông cho người tiêu dùng nhận biết được giá trị thật của các mặt hàng đồ chơi, đâu là hàng sản xuất trong nước, đâu là sản phẩm nhập lậu. Các hành vi vi phạm, gian lận thương mại đối với mặt hàng này cần phải được xử lý nghiêm.
Trên đây là báo cáo thị trường đồ chơi trẻ em Việt Nam hiện nay. Với những chia sẻ trên, công ty truyền thông & marketing ACT Group tin rằng bạn có thêm những thông tin hữu ích về ngành hàng này.