Bài học từ mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Được xem là một trong những mô hình kinh điển trong hoạch định chiến lược có thể áp dụng cho đa ngành nghề, đa lĩnh vực, bài học từ mô hình 5 áp lực cạnh tranh là bài học mà các nhà kinh doanh, kinh tế và marketing đều cần biết để có thể hiểu rõ hơn về mức độ cạnh tranh của thị trường và tiềm năng phát triển của mình trong tương lai từ đó giúp doanh nghiệp tìm được giải pháp phát triển bền vững và bán hàng hiệu quả.
Hãy cùng ACT Group tìm hiểu chi tiết hơn về bài học này qua bài chia sẻ dưới đây nhé
Contents
1, Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?
Mô hình 5 áp lực hay lực lượng cạnh tranh (Porter’s Five Forces) của Giáo sư Michael Porter là mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành nghề nào đó và giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành từ đó đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai
2, Mục tiêu của mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Giáo sư Michael Porter là cha đẻ của nhiều học thuyết và quan điểm cạnh tranh độc đáo. Ông được tôn vinh là 1 trong những người đầu tiên khai phá kinh tế học kiểu mới. Michael Porter cũng từng đảm nhiệm vai trò cố vấn của rất nhiều quốc gia và hàng ngàn doanh nghiệp siêu lớn trên thế giới.
Năm 2010, Michael Porter là người chỉ đạo chuyên môn cho Báo cáo năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2010, thực hiện bởi viện Quản lý kinh tế Trung Ương & Học viện Cạnh tranh Châu Á
Bằng những kiến thức và quá trình nghiên cứu lâu dài về cách thức kinh doanh, vận hành của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới, Giáo sư Michael Porter cho ra đời mô hình 5 áp lực cạnh tranh nhằm đo lường tác động của 5 áp lực tới sự phát triển của doanh nghiệp.
- Áp lực của nhà cung cấp (Suppliers power)
- Áp lực của khách hàng (Bargaining power of buyers)
- Áp lực của đối thủ cạnh tranh (Rivalry among existing competitors)
- Sự đe dọa từ các doanh nghiệp mới (Threat of new Entrants)
- Áp lực đe doạ từ các sản phẩm thay thế. (Threat of substitutes)
4 mục tiêu chính mà mô hình mang lại như sau:
- Xác định các rủi ro tiềm ẩn khi doanh nghiệp gia nhập thị trường.
- Nghiên cứu và xác định các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
- Xác định rõ mối quan hệ giữa người mua – người ban
- Xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
3, Bài học từ mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Giáo sư Michael Porter là một bản đồ nhằm đánh giá cơ hội, nguy cơ của thị trường với góc nhìn bao quát và trọn vẹn hơn (SWOT). Bằng việc nghiên cứu, phân tích 5 áp lực cạnh tranh, những người làm kế hoạch sẽ đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu so với các đối thủ, từ đó có những hoạch định được chiến lược để đạt được mục tiêu kinh doanh và tăng trưởng.
5 yếu tố quan trọng nhất tạo nên môi trường cạnh tranh và ảnh hưởng đến sự phát triển của một doanh nghiệp chính là:
Áp lực từ nhà cung ứng.
Nhà cung ứng là các doanh nghiệp hoặc cá nhân tham gia cung ứng hàng hóa/ dịch vụ trên thị trường. Nhà cung ứng có thể gây áp lực cho các doanh nghiệp, công ty, cửa hàng, đại lý,… thông qua việc:
- Thay đổi giá bán sản phẩm/ dịch vụ: làm tăng chi phí đầu vào làm tăng phần tổng chi, giảm lợi nhuận. Nếu trong ngành có nhiều nhà cung cấp, mức giá này sẽ ổn định hơn so với những ngành chỉ có nhà cung cấp độc quyền.
- Thay đổi mẫu mã, chất lượng hàng hóa: Nhà cung ứng sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mang đến những sản phẩm độc đáo, mới lạ trên thị trường.
- Giao hàng không đúng thời gian và địa điểm quy định…
Những yếu tố trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra đồng thời tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhà cung ứng càng nhiều các công ty, doanh nghiệp, đại lý,… càng có nhiều lựa chọn phù hợp với mức giá cạnh tranh. Ngược lại càng ít nhà cung cấp, các công ty, doanh nghiệp, đại lý,… sẽ phải càng lệ thuộc và phải chấp nhận mua nguồn nguyên liệu đầu vào với mức giá cao hơn.
Áp lực từ khách hàng
Tương tự như nhà cung ứng, khách hàng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số của công ty. Nếu một ngành hàng/ ngành dịch vụ có nhiều khách hàng quan tâm và cần đến sản phẩm, dịch vụ thì công ty giảm bớt được chi phí để tìm khách hàng mới. Ngược lại, nếu tệp khách hàng nhỏ, lượng khách hàng ít thì việc khách hàng sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc thương lượng giá và chất lượng sản phẩm khi đưa ra quyết định mua hàng.
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh.
Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trong cùng một ngành/lĩnh vực (competitive rivalry) trên nhiều phương diện sẽ là một lực lượng quan trọng hàng đầu quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành đó.
Yếu tố quyết định chính là số lượng và năng lực của các đối thủ cạnh tranh; nếu trong một ngành/lĩnh vực có nhiều đối thủ cạnh tranh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ giống nhau thì mức hấp dẫn của ngành/lĩnh vực đó sẽ giảm đi.
Áp lực đe doạ từ các sản phẩm thay thế.
Mối đe doạ từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế có thể là một áp lực đáng kể trong cạnh tranh. Sản phẩm thay thế là các sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của sản phẩm này là các đặc trưng riêng biệt trở thành lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm cũ.
Ngày nay, sản phẩm của các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thông qua việc sáng tạo ra các giá trị mới, giá trị gia tăng đem lại cho khách hàng.
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành
Đối thủ cạnh tranh trong ngành là những cá nhân/ tổ chức/ doanh nghiệp đang kinh doanh cùng mặt hàng, cùng mức giá, cùng phân khúc khách hàng, chất lượng tương đồng.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter chỉ ra rằng vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi số lượng đối thủ cạnh tranh và khả năng gây ảnh hưởng của những đối thủ này đến thị trường cạnh tranh.
Cụ thể: Số lượng đối thủ càng lớn thì miếng bánh thị phần sẽ được chia ra nhỏ hơn, sức mạnh của doanh nghiệp sẽ ngày càng giảm. Bởi số lượng đối thủ càng nhiều đồng nghĩa với việc khách hàng có nhiều lựa chọn, tìm kiếm những thương hiệu nào có chi phí tối ưu hơn. Ngược lại, nếu như số lượng đối thủ ít thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc chiếm được thị phần và tối đa hoá lợi nhuận.
Một số lưu ý khi doanh nghiệp sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Như phân tích kể trên, Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Giáo sư Michael Porter giúp doanh nghiệp có góc nhìn toàn diện về thị trường và sức hấp dẫn của ngành, tuy nhiên để sử dụng mô hình này đúng mục đích doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
- Quan tâm đến tất cả các yếu tố kể trên, không đánh giá quá thấp hoặc quá cao bất kì yếu tố nào. Nhiều doanh nghiệp khi tham gia thị trường không có đủ cơ sở dữ liệu để phân tích hành vi của các bên, dẫn tới nhận định mang tính chủ quan và không sát với thực thế.
- Trong trường hợp không có đủ dữ liệu để phân tích hãy sử dụng công cụ của 1 bên thứ 3 để đánh giá đúng hiện trạng của doanh nghiệp và thị trường
- Mô hình 5 áp lực cạnh tranh kể trên không phải căn cứ duy nhất để đánh giá sức hấp dẫn của ngành. Cần kết hợp với các đánh giá kỹ càng trên vĩ mô, vi mô, nghiên cứu thị trường trước khi ra quyết định.
Mức độ áp lực mạnh hay yếu của từng yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh luôn biến động, do đó cần đánh giá lại theo chu kỳ hoặc khi phát sinh tình huống mới có thể ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để có điều chỉnh kế hoạch kịp thời.