• Trang chủ / Chiến Lược Marketing / Chu kỳ sống…

Chu kỳ sống của sản phẩm – Định nghĩa, ý nghĩa và vai trò quan trọng với chiến dịch marketing

Trong quá trình kinh doanh, việc nắm bắt chu kỳ sống của sản phẩm và thực hiện những chiến lược marketing hiệu quả cho từng giai đoạn là điều rất quan trọng để thu về lợi nhuận như mong muốn. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về chu kỳ sống và cách đề ra chiến lược marketing phù hợp qua nội dung bài viết này nhé!

Như thế nào là chu kỳ sống của sản phẩm?

Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi sản phẩm được ra mắt cho đến khi sản phẩm đó biến mất hoàn toàn trên thị trường. Chu kỳ này được chia làm 04 giai đoạn: Giới thiệu, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái.

Thông thường, các nhà tiếp thị sử dụng chu kỳ sống của sản phẩm để xác định thời gian thực hiện các chiến lược tiếp thị, định giá, thiết kế bao bì, mở rộng thị trường,… Ngoài ra, chu kỳ sống này còn là thước đo chỉ số tương tác giữa khách hàng và sản phẩm trong những khoảng thời gian cụ thể tính từ lúc chính thức bày bán.

Bất cứ sản phẩm nào cũng đều có vòng đời khi xuất hiện trên thị trường
Bất cứ sản phẩm nào cũng đều có vòng đời khi xuất hiện trên thị trường

Ý nghĩa nghiên cứu chu kỳ sống

Việc doanh nghiệp nghiên cứu chu kỳ sống có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành sản phẩm đến khi tạo ra sản phẩm mới thay thế. Việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm có 2 ý nghĩa chính đó là:

Quyết định thời điểm thích hợp để phát triển sản phẩm

Một sản phẩm dù có tốt và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đến đâu thì cũng có giai đoạn suy thoái. Do đó, doanh nghiệp luôn cần nghiên cứu chu kỳ sống và tung sản phẩm mới ra thị trường vào thời điểm mà những sản phẩm cũ không còn nhiều sức hút và không mang đến lợi nhuận như mong muốn.

Hiện nay, các doanh nghiệp lớn trên thị trường đều đang hướng đến tạo dựng bộ phận Research and Development (R&D) nhằm nghiên cứu các sản phẩm mới khi sản phẩm cũ đang ở giai đoạn phát triển.

Loại bỏ và thay thế sản phẩm cũ bằng sản phẩm mới mang tính đột phá

Khi sản phẩm cũ đã không còn được người tiêu dùng ưa thích, mức độ thỏa mãn nhu cầu thấp thì sẽ làm giảm lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp đi đến bờ vực phá sản.

Việc doanh nghiệp nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm và loại bỏ các sản phẩm cũ sẽ là quyết định đúng đắn khi người tiêu dùng đang có xu hướng tìm các sản phẩm khác thay thế. Việc đổi mới sản phẩm sẽ mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm mới lạ, gia tăng mức độ hài lòng, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Sản phẩm cũ không được ưa thích nên được thay thế bằng sản phẩm mới
Sản phẩm cũ không được ưa thích nên được thay thế bằng sản phẩm mới

Nguyên lý hoạt động chu kỳ sống của sản phẩm

Như đã đề cập ở trên, chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm 04 giai đoạn: Giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Tuy nhiên, trước khi thực hiện những giai đoạn này, một sản phẩm cần phải trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển. Chỉ khi nào sản phẩm đó được đánh giá là đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu, có khả năng sinh lợi nhuận thì mới được sản xuất, quảng bá và tung ra thị trường. Lúc này, chu kỳ sống sẽ bắt đầu.

Các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản phẩm sẽ quyết định cách doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng. Việc quảng bá thành công một sản phẩm khi tung ra thị trường sẽ làm gia tăng mức độ phổ biến, đồng thời đẩy sản phẩm cũ đã không còn mang đến lợi nhuận ra khỏi thị trường.

Chiến lược marketing phù hợp với từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Việc tìm ra chiến lượng marketing phù hợp với từng giai đoạn trong chu kỳ của sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Bạn có thể tham khảo quy trình marketing sản phẩm theo từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn giới thiệu: Lựa chọn 01 trong 04 chiến lược

Ở giai đoạn giới thiệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn 01 trong các chiến lược sau để quảng bá sản phẩm:

  • Đề ra mức giá cao, đồng thời tiến hành các hoạt động quảng cáo với các thông điệp tương xứng với mức giá để thuyết phục người tiêu dùng tin tưởng và chọn mua sản phẩm.
  • Đề ra mức giá cao, sau đó thực hiện hoạt động quảng cáo, tiếp cận khách hàng một cách chậm rãi.
  • Đề ra mức giá thấp, kết hợp cùng các hoạt động quảng bá sôi nổi để đưa sản phẩm thâm nhập thị trường nhanh chóng.
  • Đề ra mức giá thấp và không quảng bá rầm rộ, sản phẩm sẽ từ từ thâm nhập vào thị trường một cách tự nhiên.
Chu kỳ sống của sản phẩm
Ở giai đoạn giới thiệu, doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược marketing phù hợp

Giai đoạn tăng trưởng: Đề ra các chiến lược kinh doanh quyết liệt

Trong giai đoạn tăng trưởng của sản phẩm, doanh nghiệp cần tập trung đưa ra những chiến lược kinh doanh để duy trì hoạt động và thúc đẩy doanh thu mạnh mẽ như:

  • Duy trì và mở rộng thị trường kinh doanh sản phẩm
  • Không ngừng nghiên cứu, cải tiến và đổi mới chất lượng sản phẩm
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên thị trường để tham khảo, đồng thời điều chỉnh giá nếu cần thiết.
  • Tập trung xây dựng uy tín và hình ảnh thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

Giai đoạn bão hòa: Thay đổi 

Trong 4 chu kỳ sống của sản phẩm thì bão hòa chính là giai đoạn buộc doanh nghiệp cần phải tạo ra sự thay đổi bứt phá để duy trì tính hiệu quả của sản phẩm. Lúc này, doanh nghiệp cần:

  • Tiếp tục củng cố sự uy tín và hình ảnh của thương hiệu.
  • Thay đổi chiến lược quảng bá, cho khách hàng thấy được sự khác biệt giữa sản phẩm của mình với sản phẩm cùng loại đến từ các thương hiệu khác trên thị trường.
  • Thay đổi về mẫu mã, bao bì, chất lượng của sản phẩm.
  • Đẩy mạnh việc chăm sóc khách hàng, đồng thời tổ chức thêm nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng.
Sản phẩm vào giai đoạn bão hòa buộc doanh nghiệp tạo ra sự bứt phá 
Sản phẩm vào giai đoạn bão hòa buộc doanh nghiệp tạo ra sự bứt phá

Giai đoạn suy thoái: Kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm

Một sản phẩm khi bước vào giai đoạn suy thoái thì các chỉ số như doanh thu, tỷ lệ quay lại của khách hàng cũ, lượng khách hàng mới,… sẽ sụt giảm một cách rõ rệt. Lúc này, doanh nghiệp cần rút dần sản phẩm của mình ra khỏi thị trường. 

  • Doanh nghiệp cần cân đối sao cho hạn chế tối đa lượng hàng hóa còn tồn trong kho sau khi đã rút sản phẩm ra khỏi thị trường.
  • Mở ra nhiều đợt khuyến mãi, chương trình ưu đãi để thanh lý toàn bộ sản phẩm.
  • Thu hẹp và loại bỏ dần các kênh phân phối để hạn chế tối đa chi phí duy trì.
  • Vạch ra kế hoạch cho những sản phẩm mới tiếp theo.

Có thể thấy rằng, chu kỳ sống của sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu chu kỳ sống này kỹ càng và đề ra chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao. Bạn đọc đang tìm hiểu về các giải pháp hỗ trợ kinh doanh hiệu quả, hãy liên hệ đến ACT Group để được hỗ trợ nhé.